Kinh nghiệm chọn chim tơ má trắng, má đỏ và ép giọng

nhatthang-tb

New member
Bác thapphuongkhach có nói ở đầu tupic là chia sẻ kinh nghiệm chọn má trắng , má đỏ nhưng trong bài chưa thấy bác chia sẻ cách chọn chim má đỏ ( chim bổi) mong bác chia sẻ thêm để e cũng như các ae mới chơi đc mở mang kiến thức k ạ hihi
 

longxp

New member
Cảm ơn bác chủ nhiều. Một trong những bài viết công phu, dễ hiểu. Hóng các tập tiếp theo.
 

HungSG

New member
Chào anh

Em cũng mới chơi đc 4 tháng anh cho hỏi cách huấn luyện má trắng lên mà không có chim thầy, như em có mỗi một con đi cafe mà cũng tậm tịt lắm.

Cám ơn anh.
 

thaphuongkhach

Administrator
Chào anh

Em cũng mới chơi đc 4 tháng anh cho hỏi cách huấn luyện má trắng lên mà không có chim thầy, như em có mỗi một con đi cafe mà cũng tậm tịt lắm.

Cám ơn anh.

Em nên mượn 1 con chim thầy, tốt nhất là từ lúc má trắng bắt đầu xuống lông đến lúc hoàn thiện tầm 3 tháng rồi trả lại. Má trắng không có chim thầy sau này giọng lạc mất, nếu sổ được cũng chỉ đi tông 3~4 âm, chưa kể là nó học tiếng gà, vịt... (nói chung là không phải tiếng chào mào).

Thân ái,
thaphuongkhach
 

quang_khuyen

New member
Chào bác thaphuongkhach

Bác quả là một người có đam mê và tâm huyết, em cũng từng tiếp xúc nhiều nghệ nhân nhưng lại giấu nghề không đóng góp chỉ bải lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm có được đôi lúc còn chỉ bậy làm họ đi sai làm nản chí.

Nhưng qua cách trình bày và trao đổi đủ thấy tính cách cũng như niềm đam mê của bác đóng góp vào cái chung giúp cho người đi sau đi đúng hướng bớt gặp phải những khó khăn trước mắt.

Qua 3 năm nuôi thử má trắng từ tuyển trọn 5 con về nuôi đến khi ra giọng tròn lọc lại 3 con rồi nhưng khi tập đấu giàn chỉ còn một con thì em thấy có thể cách nuôi như bác nói đã qua băng giai đoạn. Nên em trình bày công đoạn nuôi nhờ bác chỉ giúp.

Em xin bỏ qua giai đoạn mới bắt về tập ăn bột cũng như ép giọng vì sau 3 tháng ép giọng chọn những em ra siêng hót và tròn giọng thì bắt đầu tập trung nuôi thay lông. Khoảng 5-6 tháng chim đã hoàn thiện bộ lông và có chất giọng tốt bắt đầu ham đấu đá lúc này em chuyển qua giai đoạn tập đấu.

Khi đã có tiếng ché đầu tiên khoảng 8-9 tháng thì mình tập em nó đi giàn đây cũng là thời gian thất bại và có cái nhìn nhận ko hay về má trắng nhờ bác chỉ giúp. Lúc đầu đi giàn mình cũng chỉ để xa cho em nó chơi chưa vào giàn vội. Sau thời gian 2 tháng em nổi nhất cho đi giàn thì em nó đã ché tiếng ché đầu tiên lúc này mình cho em nó kẹp biên nhưng sau khi lên giàn chính thì con thứ 1 mình tạm chia tay vì em này ra đấu tầm 30p là bu chụp, hết bu chụp lại bỏ nước, rỉa lông.

Hai em kia sau khi thì ít máu hơn thì mình vẫn mang đi giàn nhưng để xa đến mùa thay lông, sau khi hoàn thiện bộ lông thứ 2 vào lửa cũng có tiếng ché đầu tiên là mình cho lên đi giàn lại lúc này hai em nhập cuộc rất nhanh đã có thể ra giàn chính ché lại chim bên cạnh nhưng một em cũng bị lại tình trạng như em cũ mùa trước chơi tầm 30p thì lại chụp chim có hôm thì bỏ đấu mặc dù ở nhà chim rất căng. Còn em kia thì cũng vậy tuy ít bu chụp hơn nhưng đấu cũng tạm 1 tiếng trở lại là có dấu hiệu bỏ đấu và rỉa lông.

Qua bài trình bày hơi dài một tí nhờ bác chỉ ra nguyên nhân thất bại do đâu.
p/s: mình vẫn thích má trắng vì dễ nuôi cho gì ăn náy, nhanh có chim để chơi hơn bổi già và đặc biệt là bóng bộ chim quá đẹp.
 

hoctrongoan

New member
Chào bác thaphuongkhach

Bác quả là một người có đam mê và tâm huyết, em cũng từng tiếp xúc nhiều nghệ nhân nhưng lại giấu nghề không đóng góp chỉ bải lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm có được đôi lúc còn chỉ bậy làm họ đi sai làm nản chí.

Nhưng qua cách trình bày và trao đổi đủ thấy tính cách cũng như niềm đam mê của bác đóng góp vào cái chung giúp cho người đi sau đi đúng hướng bớt gặp phải những khó khăn trước mắt.

Qua 3 năm nuôi thử má trắng từ tuyển trọn 5 con về nuôi đến khi ra giọng tròn lọc lại 3 con rồi nhưng khi tập đấu giàn chỉ còn một con thì em thấy có thể cách nuôi như bác nói đã qua băng giai đoạn. Nên em trình bày công đoạn nuôi nhờ bác chỉ giúp.

Em xin bỏ qua giai đoạn mới bắt về tập ăn bột cũng như ép giọng vì sau 3 tháng ép giọng chọn những em ra siêng hót và tròn giọng thì bắt đầu tập trung nuôi thay lông. Khoảng 5-6 tháng chim đã hoàn thiện bộ lông và có chất giọng tốt bắt đầu ham đấu đá lúc này em chuyển qua giai đoạn tập đấu.

Khi đã có tiếng ché đầu tiên khoảng 8-9 tháng thì mình tập em nó đi giàn đây cũng là thời gian thất bại và có cái nhìn nhận ko hay về má trắng nhờ bác chỉ giúp. Lúc đầu đi giàn mình cũng chỉ để xa cho em nó chơi chưa vào giàn vội. Sau thời gian 2 tháng em nổi nhất cho đi giàn thì em nó đã ché tiếng ché đầu tiên lúc này mình cho em nó kẹp biên nhưng sau khi lên giàn chính thì con thứ 1 mình tạm chia tay vì em này ra đấu tầm 30p là bu chụp, hết bu chụp lại bỏ nước, rỉa lông.

Hai em kia sau khi thì ít máu hơn thì mình vẫn mang đi giàn nhưng để xa đến mùa thay lông, sau khi hoàn thiện bộ lông thứ 2 vào lửa cũng có tiếng ché đầu tiên là mình cho lên đi giàn lại lúc này hai em nhập cuộc rất nhanh đã có thể ra giàn chính ché lại chim bên cạnh nhưng một em cũng bị lại tình trạng như em cũ mùa trước chơi tầm 30p thì lại chụp chim có hôm thì bỏ đấu mặc dù ở nhà chim rất căng. Còn em kia thì cũng vậy tuy ít bu chụp hơn nhưng đấu cũng tạm 1 tiếng trở lại là có dấu hiệu bỏ đấu và rỉa lông.

Qua bài trình bày hơi dài một tí nhờ bác chỉ ra nguyên nhân thất bại do đâu.
p/s: mình vẫn thích má trắng vì dễ nuôi cho gì ăn náy, nhanh có chim để chơi hơn bổi già và đặc biệt là bóng bộ chim quá đẹp.
Cùng chung tình trạng, có con tơ nuôi lên, ở nhà làm trùm nhưng đi trường thì 30p lại rỉa lông (đi trường đều, trái cây, cào cào, tập lực, phơi nắng, tắm hơi ít thôi). Mong mọi người chia sẻ kinh nghiệm
 

thaphuongkhach

Administrator
Chào bạn quang_khuyen!

Ngay đầu bài bạn để ý mình đã nói rằng: chăm 1 con má trắng mất 2 năm! Nghĩa là qua mùa thứ 3 con chim mới đạt được yêu cầu, vì vậy mà đa số anh em chơi má trắng lên làm hỏng con chim vì ... vội! Thấy chim chơi được nên cứ ép, mà bản chất má trắng là háu đá nhưng nhanh nản. Bu chụp 1 hồi không được gì thì quay mặt, rỉa lông.

Qua cách trình bày của bạn mình đã hiểu, bạn hãy thử như cách của mình. Từ lúc về cho đến khi bắt đầu tập đấu (8~9 tháng) bạn luôn kẹp sát con má trắng với chim thầy, mở áo lồng cả ngày (hành động này đc xem là hữu hiệu để hạn chế sự xông xáo của má trắng). Ngày nào nó cũng thấy chim bên cạnh nên đâm nhàm chán, ko có cảm giác đấu đá.

Sau khi đã hoàn chỉnh về dáng, giọng đó là lúc bạn tập đấu với chim lạ, thời gian kê lồng rất ngắn chỉ để nó học chứ ko phải thấy nó chơi sướng mắt quá nên kéo dài, vì má trắng ko thể đấu lại chim già được, đấu 1 tí thua nó sẽ tìm cách cắn.

Một điểm nữa như mình trình bày trên là vì chim quá thuần. Đừng để má trắng quen người, có những con cứ tìm chủ mà hướng tới, đòi chui ra (vì có người thường thả nó khi nó còn nhỏ).

Tóm lại, tập đấu càng trễ thì cơ hội thành công càng cao, thấy chim sung sức thì kiềm ngay lại chứ đừng để nó hăng lên bu chụp rồi thành tật. Từ nhỏ nó bị ché đè càng nhiều thì lớn lên nó sẽ điềm đạm bớt lại (đó là sự thật mình đã thử nghiệm).

Chúc bạn thành công!

thaphuongkhach
 

bia333

New member
chào anh thaphuongkhach, em có 1 con má trắng đã được 10 tháng, đã cho đi cội nhưng chơi chừng 5-10p là đứng rỉa lông, bỏ đấu, em má trắng này kiểu chơi, hình dáng rất đẹp nên em muốn đào tạo nó thành tài mặc kệ bỏ ra thời gian 2 năm hơi lâu. xin hỏi anh con chim của em như vậy có thành tài được ko? anh chỉ cách đi cội, tập luyện trong 2 năm tới. cám ơn anh.
 

thaphuongkhach

Administrator
chào anh thaphuongkhach, em có 1 con má trắng đã được 10 tháng, đã cho đi cội nhưng chơi chừng 5-10p là đứng rỉa lông, bỏ đấu, em má trắng này kiểu chơi, hình dáng rất đẹp nên em muốn đào tạo nó thành tài mặc kệ bỏ ra thời gian 2 năm hơi lâu. xin hỏi anh con chim của em như vậy có thành tài được ko? anh chỉ cách đi cội, tập luyện trong 2 năm tới. cám ơn anh.

Vấn đề của bạn là huấn luyện đấu cội rồi, chuyện này thì đã có nhiều anh em bàn đến, tuy nhiên do qua nhiều mùa sống cùng má trắng để trải nghiệm nên mình có thể khuyên bạn như sau:

- Thời gian dợt tuần tầm 3 buổi, được thì ngày cách ngày còn tất nhiên ngày nào cũng đi thì quá tốt (mang ra là treo lên liền, khỏi trùm, khỏi để biên mà cứ cho thẳng vô giàn), cho chim chơi đến lúc nó rỉa lông cứ mặc kệ, rỉa 1 tí xong nó sẽ đứng bọng lai rai (thậm chí là lâu lâu mới hót 1 tiếng nhưng đó là dấu hiệu vui), mặc dù chẳng còn hiếu chiến như trước, tầm 15p sau trùm lại xách về.
- Về nhà ngoài tắm và phơi nắng ra thì trùm suốt, đừng cho nó đấu đá gì hết.
- Má trắng ít phân biệt mùa thay lông với mùa có lửa, có con đang thay lông vẫn chiến tốt nên cứ xách đi chơi, đừng nghĩ thay lông là trùm mền.
- Bạn làm theo lịch trình như vậy sau 2 tháng, chim bạn sẽ tăng thời gian đấu giàn đáng kể. (Nhớ vào topic này comment lại để anh em trao đổi, đúc kết kinh nghiệm 2 tháng sau nhé).

Chúc thành công!
 

chaomaophongdien

New member
Anh tú. nghiêm túc tí nha a.hihi.cho em hỏi a tí nha. chim em nói chung không phơi nắng ,không cào cào,một tuần đem đi ra cội phơi nắng+ dợt một lần mà sao nó chã chơi gì hết anh ơi. bổi thuần 10 mùa hơn củng có. má trắng mùa này củng có. ra cội toàn nhìn với rỉa lông không àh. thức ăn ổn định nha anh. 3 ngày không nắng nhưng tắm đến 1 lần ah. a chỉ cách em với anh.
 

thaphuongkhach

Administrator
Anh tú. nghiêm túc tí nha a.hihi.cho em hỏi a tí nha. chim em nói chung không phơi nắng ,không cào cào,một tuần đem đi ra cội phơi nắng+ dợt một lần mà sao nó chã chơi gì hết anh ơi. bổi thuần 10 mùa hơn củng có. má trắng mùa này củng có. ra cội toàn nhìn với rỉa lông không àh. thức ăn ổn định nha anh. 3 ngày không nắng nhưng tắm đến 1 lần ah. a chỉ cách em với anh.

Ờ ... thì anh toàn nghiêm túc mà! Chơi chim không phải để lấy danh bán cám, buôn chim... Chơi chim ko phải để mang đi thi lấy giải mà thể hiện "đẳng cấp"... chỉ đơn giản là 1 thú vui!

Vấn đề chim em như vậy thì cũng đâu có gì để phàn nàn "chim em nói chung không phơi nắng ,không cào cào, một tuần đem đi ra cội phơi nắng+ dợt một lần mà sao nó chã chơi gì hết anh ơi" mà em sắp đạt đến cảnh giới của thú chơi này. Ý anh là em nuôi chim không cần chăm sóc công phu như người ta nhưng 1 tuần vẫn đem ra cội dợt đều đều, nếu con chim của em mà chơi điên loạn nữa thì anh em chơi chim chào mào cả nước sẽ tìm em bái làm sư phụ, chắc em không muốn điều đó xảy ra nên hãy chấp nhận để chim chơi ít vậy đi ... kkkk

P/s: Tự nhiên hôm qua ngủ mơ, sáng dậy thấy nhớ thị trấn Phong Điền, lúc nào về cho anh gửi lời thăm nha!

thaphuongkhach
 

chaomaophongdien

New member
Ờ ... thì anh toàn nghiêm túc mà! Chơi chim không phải để lấy danh bán cám, buôn chim... Chơi chim ko phải để mang đi thi lấy giải mà thể hiện "đẳng cấp"... chỉ đơn giản là 1 thú vui!

Vấn đề chim em như vậy thì cũng đâu có gì để phàn nàn "chim em nói chung không phơi nắng ,không cào cào, một tuần đem đi ra cội phơi nắng+ dợt một lần mà sao nó chã chơi gì hết anh ơi" mà em sắp đạt đến cảnh giới của thú chơi này. Ý anh là em nuôi chim không cần chăm sóc công phu như người ta nhưng 1 tuần vẫn đem ra cội dợt đều đều, nếu con chim của em mà chơi điên loạn nữa thì anh em chơi chim chào mào cả nước sẽ tìm em bái làm sư phụ, chắc em không muốn điều đó xảy ra nên hãy chấp nhận để chim chơi ít vậy đi ... kkkk

P/s: Tự nhiên hôm qua ngủ mơ, sáng dậy thấy nhớ thị trấn Phong Điền, lúc nào về cho anh gửi lời thăm nha!

thaphuongkhach
Vào vấ đề chính đi anh Tú. Phong điền tính sau đi anh ơi. Lúc trước mấy em ở nhà nó chơi củng ổn định lắm dù củng cám đó.không cào cào không nắng. 3 ngày tắm lần. anh suy nghỉ giúp em còn nguyên nhân và lý do nào nữa không mà làm nguyên dàn chim em nó xuống phong độ quá anh.
 

thaphuongkhach

Administrator
Vào vấ đề chính đi anh Tú. Phong điền tính sau đi anh ơi. Lúc trước mấy em ở nhà nó chơi củng ổn định lắm dù củng cám đó.không cào cào không nắng. 3 ngày tắm lần. anh suy nghỉ giúp em còn nguyên nhân và lý do nào nữa không mà làm nguyên dàn chim em nó xuống phong độ quá anh.

Vậy em dọn phân bao lâu 1 lần? Nếu con chim vẫn chơi tốt với chế độ như thế trước đây mà giờ ko chơi nữa thì có 1 nguyên nhân khác là em lười dọn lồng hơn trước, phân chim nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột, em xem lại cái đống phân chim em có nhão nhẹt không hay là khô ráo, vón cục bình thường?
 

chaomaophongdien

New member
Vậy em dọn phân bao lâu 1 lần? Nếu con chim vẫn chơi tốt với chế độ như thế trước đây mà giờ ko chơi nữa thì có 1 nguyên nhân khác là em lười dọn lồng hơn trước, phân chim nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột, em xem lại cái đống phân chim em có nhão nhẹt không hay là khô ráo, vón cục bình thường?
Phân chim đi vận khô và dọn phân củng như lúc trước. a suy nghỉ kỉ còn nguyên nhân nào tác dụng nựa không anh. em đang nghiêm túc nha anh.
 

Chim Điên

New member
Chim của Chim Điên ăn cám bavi, nắng ngày nào cũng phơi, tắm thì hên xui, trái cây rất ít, tập lực thì không có, cào cào và trứng kiến thì không hề có luôn, trung bình 1 tháng dọn phân 1 lần ^^! Chim không căng mà vân chơi khá ok, dơt thì trên dưới 2 tiếng tùy ngày.
 

quang_khuyen

New member
Chào bạn quang_khuyen!

Ngay đầu bài bạn để ý mình đã nói rằng: chăm 1 con má trắng mất 2 năm! Nghĩa là qua mùa thứ 3 con chim mới đạt được yêu cầu, vì vậy mà đa số anh em chơi má trắng lên làm hỏng con chim vì ... vội! Thấy chim chơi được nên cứ ép, mà bản chất má trắng là háu đá nhưng nhanh nản. Bu chụp 1 hồi không được gì thì quay mặt, rỉa lông.

Qua cách trình bày của bạn mình đã hiểu, bạn hãy thử như cách của mình. Từ lúc về cho đến khi bắt đầu tập đấu (8~9 tháng) bạn luôn kẹp sát con má trắng với chim thầy, mở áo lồng cả ngày (hành động này đc xem là hữu hiệu để hạn chế sự xông xáo của má trắng). Ngày nào nó cũng thấy chim bên cạnh nên đâm nhàm chán, ko có cảm giác đấu đá.

Sau khi đã hoàn chỉnh về dáng, giọng đó là lúc bạn tập đấu với chim lạ, thời gian kê lồng rất ngắn chỉ để nó học chứ ko phải thấy nó chơi sướng mắt quá nên kéo dài, vì má trắng ko thể đấu lại chim già được, đấu 1 tí thua nó sẽ tìm cách cắn.

Một điểm nữa như mình trình bày trên là vì chim quá thuần. Đừng để má trắng quen người, có những con cứ tìm chủ mà hướng tới, đòi chui ra (vì có người thường thả nó khi nó còn nhỏ).

Tóm lại, tập đấu càng trễ thì cơ hội thành công càng cao, thấy chim sung sức thì kiềm ngay lại chứ đừng để nó hăng lên bu chụp rồi thành tật. Từ nhỏ nó bị ché đè càng nhiều thì lớn lên nó sẽ điềm đạm bớt lại (đó là sự thật mình đã thử nghiệm).

Chúc bạn thành công!

thaphuongkhach

Một lần nữa cảm ơn bác thaphuongkhach đã nhắc nhở chỉ bảo. Không biết em nhận thức vấn đề như vậy có đúng ko có gì sai xin bác giúp đỡ thêm.

Trong mùa đầu tiên tập nét chơi của chim thầy nên kẹp với chim thầy trong nhà cho nó ché đè thoải mái đến khi nào thấy chim thầy ko thèm dọa nạt đến nó nữa thì thôi.(Vậy có bị bể chim không).

Trong mùa hai ra giàn mục đích để chim bớt lạ chỗ và ham bu chụp nên kẹp vào những con dữ nhất cho nó dọa nạt thoải mái khi xu lông, rỉa lông vẫn để vậy giúp chim bớt hăng và bản lĩnh hơn.(Chim có bị bể khi ra giàn khi gặp phải chim cứng ko).

Đến mùa ba (không đủ kiên nhẫn nuôi tới mùa này) thì cho chim ra giàn để huấn luyện thành chim chiến. Vậy cho em hỏi nếu mùa này chim vẫn chơi tầm 1 tiếng trở lại và có dấu hiệu bỏ nước như mùa thứ 2 thì sao do bị bể mùa thứ 2 nên ra giàn em nó bị khiếp hay do bản chất con chim nó vậy.

Nhờ bác giải đáp giúp.
 

Chim Điên

New member
Vấn đề của bạn là huấn luyện đấu cội rồi, chuyện này thì đã có nhiều anh em bàn đến, tuy nhiên do qua nhiều mùa sống cùng má trắng để trải nghiệm nên mình có thể khuyên bạn như sau:

- Thời gian dợt tuần tầm 3 buổi, được thì ngày cách ngày còn tất nhiên ngày nào cũng đi thì quá tốt (mang ra là treo lên liền, khỏi trùm, khỏi để biên mà cứ cho thẳng vô giàn), cho chim chơi đến lúc nó rỉa lông cứ mặc kệ, rỉa 1 tí xong nó sẽ đứng bọng lai rai (thậm chí là lâu lâu mới hót 1 tiếng nhưng đó là dấu hiệu vui), mặc dù chẳng còn hiếu chiến như trước, tầm 15p sau trùm lại xách về.
- Về nhà ngoài tắm và phơi nắng ra thì trùm suốt, đừng cho nó đấu đá gì hết.
- Má trắng ít phân biệt mùa thay lông với mùa có lửa, có con đang thay lông vẫn chiến tốt nên cứ xách đi chơi, đừng nghĩ thay lông là trùm mền.
- Bạn làm theo lịch trình như vậy sau 2 tháng, chim bạn sẽ tăng thời gian đấu giàn đáng kể. (Nhớ vào topic này comment lại để anh em trao đổi, đúc kết kinh nghiệm 2 tháng sau nhé).

Chúc thành công!

Đúng là mã trắng dù thay lông nhưng nhiều con vẩn chơi rất nhiệt tình.
 

thaphuongkhach

Administrator
Một lần nữa cảm ơn bác thaphuongkhach đã nhắc nhở chỉ bảo. Không biết em nhận thức vấn đề như vậy có đúng ko có gì sai xin bác giúp đỡ thêm.

Trong mùa đầu tiên tập nét chơi của chim thầy nên kẹp với chim thầy trong nhà cho nó ché đè thoải mái đến khi nào thấy chim thầy ko thèm dọa nạt đến nó nữa thì thôi.(Vậy có bị bể chim không).

Trong mùa hai ra giàn mục đích để chim bớt lạ chỗ và ham bu chụp nên kẹp vào những con dữ nhất cho nó dọa nạt thoải mái khi xu lông, rỉa lông vẫn để vậy giúp chim bớt hăng và bản lĩnh hơn.(Chim có bị bể khi ra giàn khi gặp phải chim cứng ko).

Đến mùa ba (không đủ kiên nhẫn nuôi tới mùa này) thì cho chim ra giàn để huấn luyện thành chim chiến. Vậy cho em hỏi nếu mùa này chim vẫn chơi tầm 1 tiếng trở lại và có dấu hiệu bỏ nước như mùa thứ 2 thì sao do bị bể mùa thứ 2 nên ra giàn em nó bị khiếp hay do bản chất con chim nó vậy.

Nhờ bác giải đáp giúp.

Những gì mình chia sẻ chỉ là kinh nghiệm bản thân, có thể ko hắn luôn luôn đúng nhưng hi vọng giúp bạn được.

Thứ nhất, chim thầy phân biệt được con má trắng là "đứa con nít", theo mình hiểu thì nó không phải đè con má trắng đâu mà bạn sợ bể, mà bản chất má trắng lên thì thích thể hiện - thể hiện thua thì chạy làng thôi...

Thứ hai, đúng là ra giàn chim chiến nhiều thì đó là cách để xây dựng bản lĩnh cho má trắng nhưng bạn nên để ý nếu nó ghiền con bên cạnh và bu lồng muốn đá thì tách ra ngay (má trắng xông xáo có 2 nghĩa: 1 là nó thất thủ trong khi đấu giọng nên muốn cắn, 2 là nó nghĩ rằng nó có thể thắng được những đứa xung quanh).

Còn vấn đề chim chỉ chơi 1 tiếng thì có 2 nguyên nhân: tố chất con chim hoặc cách tập dợt của bạn chưa tốt. Nếu bạn để ý con chim mỗi ngày mỗi khá hơn 1 chút thì bạn có quyền hi vọng em nó sẽ thành công. Còn chơi 1 chút rồi rỉa lông, chui xuống sàn ...và ko bao giờ cất giọng nữa thì rất tiếc là bạn nên bỏ, má trắng mà như vậy thì không nên chơi nữa, còn như mình nói ở trên: rỉa lông xong vẫn còn sổ lai rai trở lại thì chỉ là thời gian tập luyện em nó sẽ lên thôi.

thaphuongkhach
 

quang_khuyen

New member
Vậy trường hợp nó ra giàn bị nhiều chim già mùa đè xù lông nhưng vẫn hót lai rai thì em nên dời chổ hay vẫn để xem cách chịu đựng của nó(trường hợp bổi thì mình dời nhưng ko biết má trắng thì thế nào) vì em cũng để ý má trắng mất lửa rất nhanh lấy lại lữa hơn chim bổi.
 

ca_chep

New member
bác làm e nhớ con má trắng của e quá:(

20140828_105422_zps7fb7602a.jpg
[/URL][/IMG]
20150131_174938_zps6ndbxreg.jpg
[/URL][/IMG]
 
Top