Kinh nghiệm chọn chim tơ má trắng, má đỏ và ép giọng

sonmobile102

New member
rất rõ ràng rất chi tiết chúc những ai chưa có kinh nghiệm tìm sớm tìm được chú chim ưng ý
 

chaomaoninhhoa

New member
Chào bạn quang_khuyen!

Ngay đầu bài bạn để ý mình đã nói rằng: chăm 1 con má trắng mất 2 năm! Nghĩa là qua mùa thứ 3 con chim mới đạt được yêu cầu, vì vậy mà đa số anh em chơi má trắng lên làm hỏng con chim vì ... vội! Thấy chim chơi được nên cứ ép, mà bản chất má trắng là háu đá nhưng nhanh nản. Bu chụp 1 hồi không được gì thì quay mặt, rỉa lông.

Qua cách trình bày của bạn mình đã hiểu, bạn hãy thử như cách của mình. Từ lúc về cho đến khi bắt đầu tập đấu (8~9 tháng) bạn luôn kẹp sát con má trắng với chim thầy, mở áo lồng cả ngày (hành động này đc xem là hữu hiệu để hạn chế sự xông xáo của má trắng). Ngày nào nó cũng thấy chim bên cạnh nên đâm nhàm chán, ko có cảm giác đấu đá.

Sau khi đã hoàn chỉnh về dáng, giọng đó là lúc bạn tập đấu với chim lạ, thời gian kê lồng rất ngắn chỉ để nó học chứ ko phải thấy nó chơi sướng mắt quá nên kéo dài, vì má trắng ko thể đấu lại chim già được, đấu 1 tí thua nó sẽ tìm cách cắn.

Một điểm nữa như mình trình bày trên là vì chim quá thuần. Đừng để má trắng quen người, có những con cứ tìm chủ mà hướng tới, đòi chui ra (vì có người thường thả nó khi nó còn nhỏ).

Tóm lại, tập đấu càng trễ thì cơ hội thành công càng cao, thấy chim sung sức thì kiềm ngay lại chứ đừng để nó hăng lên bu chụp rồi thành tật. Từ nhỏ nó bị ché đè càng nhiều thì lớn lên nó sẽ điềm đạm bớt lại (đó là sự thật mình đã thử nghiệm).

Chúc bạn thành công!

thaphuongkhach
Cám ơn anh vì những chia sẻ hữu ích cho anh em. Anh chỉ rỏ hơn giúp em những cách để mình có thể kiềm chế con chim đang ở tình trạng quá xung, có thể bu chụp, phá hình.
Thank
 

Jack Dam

New member
Bài viết quá hay và ý nghĩa, để chủng bị cho mùa má trắng.thank bác rất nhiều để chon 1 em làm chim mồi xem sao, nhà đã có chim thầy
 

thaphuongkhach

Administrator
Cám ơn anh vì những chia sẻ hữu ích cho anh em. Anh chỉ rỏ hơn giúp em những cách để mình có thể kiềm chế con chim đang ở tình trạng quá xung, có thể bu chụp, phá hình.
Thank

Em xem câu trả lời của anh cho bia333 ở đầu trang 7. Bu chụp khi đã biết đấu là do 1 phần thói quen, cẩn thận kẻo sinh tật nếu chưa muộn, trc hết cách ly ko cho đấu với chim nhà nữa và làm theo cách trên.
 

carơ_py

New member
Đọc bài viết là đủ để nhận biết anh rất tâm huyết , đam mê " thú vui tao nhã " này , cảm ơn anh đã chia sẽ những kinh nghiệm quí cho những ae mới chơi , chúc anh sức khỏe và chim cò luôn căng cứng :D
 

bia333

New member
cho mình hỏi, trong cội mình cũng có vài người đã nuôi má trắng, người ta nói má trắng mùa đầu đa số ko chịu chơi mà nếu có con chịu chơi thì sau khi thay lông mùa tiếp theo thì nó chưa chắc gì chịu chơi như mùa đầu mà đứng rỉa lông, bỏ đấu y như mấy má trắng mùa đầu mà chỉ có 1 số rất ít con chịu chơi như mùa đầu. có phải họ đã nuôi, tập luyện sai cho má trắng ko?
 

dovan

New member
mùa trước e cũng ham hố chọn nuôi 3 con má trắng, trong quá trình nuôi để khá gần nhau mà giọng hoàn toàn không giống nhau chút nào, mỗi con tự chọn cho mình 1 thầy riêng và học hầu hết giọng của con thầy đó

1 con khá tơ chim, nhỏ con, nuôi lên châm ra bọng, khi ra bọng giọng nghe nhỏ, âm k dày và sáng, mặc dù dạn, nết lí lắc => giải tán

con thứ 2, rất to con, từ khi má trắng đã thấy mào cao, họng bò, nhát kinh khủng, thời má trắng đu nóc ngoái, lộn, phải đổi lồng cao, ép nhịn đói, cho ăn cầm chừng mất 2 tháng, kết quả sau khi thay lông ra to như khủng long, hót giọng rất to, tròn theo giọng con Huế, nhưng lại có tít wag rất nhiều (thầy k hề tit wag), vẫn còn nhát:

clip tit wag và chéc:
clip giọng (chưa đầy đủ giọng vì đang ro chéc, giọng bt dài mà hay hơn):

con thứ 3, lúc mua là má lỡ, cụt đuôi, ra tiệm thấy trong lồng tách ra thấy đẹp và mau mỏ, nuôi lên dáng bộ tốt, chỉ bị cái rất nhát, chân hơi lùn, học gần hết bọng của con chim thường xuyên tit wag nhưng bản thân nó lại k tit wag 1 câu nào, rất mau mỏ và lì lợm, đã có dấu hiệu bật lại chim thầy dữ dội.

clip solo ra bọng:


khi cho kẹp chim già để học nước chơi thì con thứ 3 đấu dữ, bên tay trái, con thứ 2 to đẹp hơn còn sợ, bên tay phải:
 

phát

New member
khi cho kẹp chim già để học nước chơi thì con thứ 3 đấu dữ, bên tay trái, con thứ 2 to đẹp hơn còn sợ, bên tay phải:

mình thích con thứ 3 này. cỏ vẻ như bạn cũng rất thích nó thì phải ?
 

dovan

New member
mình thích con thứ 3 này. cỏ vẻ như bạn cũng rất thích nó thì phải ?
mt nuôi để thử nghiệm mà bạn, xác định mùa 3 mới chơi nên mình cũng theo dõi vậy, mỗi con có nét hay riêng, 2 con mình đều thích nên mới để lại, không là đã cho tặng ngay rồi
 

quang_khuyen

New member
cho mình hỏi, trong cội mình cũng có vài người đã nuôi má trắng, người ta nói má trắng mùa đầu đa số ko chịu chơi mà nếu có con chịu chơi thì sau khi thay lông mùa tiếp theo thì nó chưa chắc gì chịu chơi như mùa đầu mà đứng rỉa lông, bỏ đấu y như mấy má trắng mùa đầu mà chỉ có 1 số rất ít con chịu chơi như mùa đầu. có phải họ đã nuôi, tập luyện sai cho má trắng ko?
Mình cũng để ý thấy vậy má trắng hay bị bỏ một mùa (mùa đó lình rình lúc chơi lúc ko) rất dễ làm nản lòng anh em không biết có phải không bác thaphuongkhach
 

thaphuongkhach

Administrator
Mình cũng để ý thấy vậy má trắng hay bị bỏ một mùa (mùa đó lình rình lúc chơi lúc ko) rất dễ làm nản lòng anh em không biết có phải không bác thaphuongkhach

Thật ra chuyện thất thường của 1 con chim trong 2 mùa lồng đầu tiên thì bổi hay má trắng đều như nhau, nhưng tỉ lệ về độ chịu chơi, dễ chơi qua mùa thứ 3 thì má trắng ăn đứt bổi già ở điểm này. Có lẽ má trắng chưa trải nghiệm cuộc sống bầy đàn, chưa bị cảm giác chiến đấu tranh giành lãnh địa ngoài thiên nhiên nên ở đâu nó cũng chơi được, ít kén chọn chim khi đấu... Chỉ 1 điểm yếu là sức bền kém hay thường bị đối thủ già mùa phủ đầu đâm ra bu bám nếu như chế độ tập dợt thời gian đầu không tốt.
 

sonmobile102

New member
Thật ra chuyện thất thường của 1 con chim trong 2 mùa lồng đầu tiên thì bổi hay má trắng đều như nhau, nhưng tỉ lệ về độ chịu chơi, dễ chơi qua mùa thứ 3 thì má trắng ăn đứt bổi già ở điểm này. Có lẽ má trắng chưa trải nghiệm cuộc sống bầy đàn, chưa bị cảm giác chiến đấu tranh giành lãnh địa ngoài thiên nhiên nên ở đâu nó cũng chơi được, ít kén chọn chim khi đấu... Chỉ 1 điểm yếu là sức bền kém hay thường bị đối thủ già mùa phủ đầu đâm ra bu bám nếu như chế độ tập dợt thời gian đầu không tốt.
theo mình thi mình nghỉ khác vì chế đọ chăm tốt sẽ cho con chim sung tới mức đỉnh điểm
điều này má trắng hay bổi già đều như nhau nhưng theo kinh nghiện của mình đã tứng nuôi má trắng thì đa phần 10 con thì chỉ có 1,2 con là có thể ra đấu trường được nhưng phải nuôi khá lâu mới có thể đem ra giàn chinh chiến má trắng thường giành cho những ai có lòng kiên trì mới có thể luyện e nó mau thành tài
 

thaphuongkhach

Administrator
theo mình thi mình nghỉ khác vì chế đọ chăm tốt sẽ cho con chim sung tới mức đỉnh điểm
điều này má trắng hay bổi già đều như nhau nhưng theo kinh nghiện của mình đã tứng nuôi má trắng thì đa phần 10 con thì chỉ có 1,2 con là có thể ra đấu trường được nhưng phải nuôi khá lâu mới có thể đem ra giàn chinh chiến má trắng thường giành cho những ai có lòng kiên trì mới có thể luyện e nó mau thành tài

Híc, nếu tỉ lệ thành công của má trắng thấp như vậy thì có lẽ không nên chơi má trắng rồi, mình thì nghĩ ngược lại hoàn toàn! Để luyện từ 1 con bổi thành 1 chiến binh ra giàn có thể đấu được thì đó là 1 chuyện không đơn giản....
 

sonmobile102

New member
Híc, nếu tỉ lệ thành công của má trắng thấp như vậy thì có lẽ không nên chơi má trắng rồi, mình thì nghĩ ngược lại hoàn toàn! Để luyện từ 1 con bổi thành 1 chiến binh ra giàn có thể đấu được thì đó là 1 chuyện không đơn giản....
đúng vậy bạn bây giờ ở chổ mình mua chim mà người ta kêu má trắng thì ít có ai dám mua
bã già rừng thì người ta xúc ngay vì vậy ở đây h nghe má trắng đa phần người ta ko chơi nữa hihi
 

thaphuongkhach

Administrator
đúng vậy bạn bây giờ ở chổ mình mua chim mà người ta kêu má trắng thì ít có ai dám mua
bã già rừng thì người ta xúc ngay vì vậy ở đây h nghe má trắng đa phần người ta ko chơi nữa hihi

Bạn nói đúng nhưng với 1 phương diện khác vấn đề mình đang đề cập. Một người chơi chim khi đã đạt đến cấp độ nghệ nhân thì ít ai mặn mà với má trắng. Ngay cả bản thân mình cũng chỉ chơi má trắng để trải nghiệm, chia sẻ chứ thật ra chơi 1 con bổi già thành công sẽ giá trị gấp nhiều lần. Bạn thử để ý xem nội dung trong topic này, đa số anh em đều là người mới chơi, muốn trải nghiệm chứ việc chọn mua 1 con chim để đi đấu giàn thì đó là 1 chuyện hoàn toàn khác vấn đề chúng ta đang bàn.
 

NgayXuaOi

New member
Hello bác thaphuongkhach & bạn sonmobile,

Rất cám ơn những thông tin hữu ích của bác và bạn !

Mình vẫn còn chưa "thông" vụ "Làm cách nào để nhận biết 1 em bổi và 1 em má trắng đã sau 1 hoặc 2 năm lồng?". Vì mình đang cầm 1 em (hơn 1 năm lồng), em này có phong cách chơi sàn cầu + bọng, không lăng xăng. Theo chủ cũ nói là bồi già lên. Nhưng sau khi tìm hiểu các bài viết trên mạng thì mình lại "có cảm giác" em nó là má trắng lên (nhưng ko chắc lắm, khi nào rảnh sẽ làm cái clip đưa lên).

Vậy bác và bạn có thể chia sẻ cách nhận biết hiệu quả nhất ko?

Xin cám ơn rất nhiều !
NgayXuaOi
 
Top