Trị rận, rệp, bọ chét trên chim

longchaomao

New member
Lời đầu tiên em xin được giới thiệu là thành viên mới của diễn đàn.
Qua những câu chuyện, những lần xem chào mào thi.. em thích chào mào từ lúc nào không biết nữa. Ba tháng trôi qua là quãng thời gian ngắn, học hỏi các anh trên diễn đàn rất nhiều. Thật sự em rất cảm ơn.
Chả là thế này. Chim em là má trắng từ vùng Đà Lạt. Mới lên tích đỏ, xong lông... ngặt mỗi một điều không hiểu làm sao mà nó cứ xỉa lông. Rồi em xem đó có phải là tật không. Nhưng chào mào em non, nên cũng từ từ dạy dỗ. Bỗng lông đầu mào và lông cổ ngày càng rụng, hay cạ mặt vào cầu, chim gầy và yếu đi. Mặc dù vẫn ăn đều.
mail


Qua diễn đàn em được biết chim đã bị rệp, rận tấn công. Tìm hiểu thì các anh chỉ rất nhiều cách hay. Cuối cùng em chọn 2 cách dùng thuốc và cây mần tưới (Lan Thảo, Hương Thảo, Trạch Lan). Dùng dung dịch để tiêu diệt, và mần tưới để ngừa bệnh.
Bước 1: Em cho chim vào lồng tắm. Trong lồng tắm chỉ để mỗi cóng nước.
Bước 2: Vệ sinh lồng chính, phun thuốc diệt muỗi và để nơi thoáng mát có gió tầm 10p.
Bước 3: Ra tiệm thuốc tây mua dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương với giá 23.000đ.
+ Dùng cọ + dung dịch Dạ Hương quét đáy lồng trên, đáy lồng dưới và 2 bên viền đáy lồng, 3 cầu và phơi nắng 10p.
+ Giặt sạch áo lồng và phơi khô.
+ Một muỗng cafe dung dịch Dạ Hương cho vào bình tưới cây nhỏ 1.5l lắc đều.
mail


Bước 4: Sau khi hoàn thành bước 3. Các anh lấy lá cây mần tưới ( Lan Thảo, Hương Thảo) khoảng hơn 10 lá bóp nhuyễn trên tay. Quăng vào lồng chim. Tay các anh ướt ướt thì chùi tay vào áo lồng mới giặt xong.
mail


Lưu ý: Cây mân tưới thuộc họ nhà cúc hay còn gọi là Lan Thảo, Hương Thảo là cây trong các bài thuốc đông y. Trị rất nhiều bệnh trong đó có trị rệp, rận, bọ chét. Cây tiết ra mùi khiến các kí sinh trên bỏ đi, không lại gần. Nhưng cây này ít ai biết, thật sự ra trong Sài Gòn có nhưng mà ở các vùng trung tâm Sài Gòn thì rất hiếm. Lá cây mọc đối xứng, trên lá có gân, thân màu tím, nhụy hình loa kèn, hoa 5 cánh đối xứng.
Vì vậy, các anh không tìm thấy thì inbox cho em, đây là loại cậy rất rễ trồng, chỉ cần cắt ngang thân cây, cắm xuống đất là cây sẽ phát triển, làm một bụi ở nhà rất tốt.

Bước 4: Dùng bình tưới cây có dung dịch Dạ Hương pha với nước xịt lên chú chim chào mào mới chế độ phun sương. Sau khi xịt hết chim có biểu hiện bay nhảy, đứng không rũ (vấn đề này các anh đừng quá lo, thà là đau một lần còn hơn đau mãi mãi)

Bước 5: Khoảng 1p sau đó, các anh cho chim qua lồng chính. Trong lồng các anh bổ xung chuối vừa chín tới, cám và nước.
Lưu ý: ban đầu chim sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tới đường ruột, vì thế khi sang lồng chim sẽ ăn và uống nước, phân ban đầu lỏng hoặc rắn nhưng có màu nâu.
mail

Đến ngày hôm nay là ngày thứ 4, chim đang mọc lông lại, hết biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, thoải mái và hót sung trở lại. Đây là bài chia sẽ của thằng em mới bắt đầu chơi, gặp tình trạng này cũng ong cả đầu. Em biết rất nhiều anh bị giống em. Hãy thử các anh nhé. Hy vọng chim em và chim các anh sẽ tốt lên. Cảm ơn diễn đàn đã mang đến sân chơi cho em được giao lưu và học hỏi. Thân.;)
 

khanh79

New member
cảm ơn bạn đã chia sẻ, rất bỏ ích ^^. Đúng là có 1 cái khó là cây mầm tươi khó tìm quá ^^
 

hunggl

New member
Con chim mình cũng bị thế, lông muốn bã ra rồi mà rụng không nỗi. Nếu có rụng thì chỉ khi xấu quá thì lông gãy ở gốc. Khiến chim không ra lông được. Thế là con chim mất lửa luôn. Mình đã từng có 1 chú chim mồi hay mà bị chết bởi vì lông bị rận.haizz
 

longchaomao

New member
Cảm ơn các anh đã quan tâm. Ban đầu chim của em có lửa chơi rất hăng. Bỗng em treo trên sân thượng cho thoáng thì bị rụng lông đầu rồi tới cổ, mí... tụt lửa, ốm và yếu đi. Thì ra là đàn gà đòn của ông già em lây qua.
Tính tới hôm nay là ngày thứ 7. Chim của em đang lên lại lửa, lông đang trổ ra, khỏe và mập được chút. Vẫn phương pháp trên, nhưng sử dụng Dạ Hương là nhiều.
Ngày thứ nhất: phân chim lỏng em nạp chuối và cám.
Ngày thứ 2 : em dừng tắm Dạ Hương, tắm nước thường, vệ sinh lồng chính, xịt thuốc muỗi lồng chim. Phân chim rắn và màu nâu đậm nhưng nhỏ.
Ngày thứ 3: tắm Dạ Hương, phân chim lỏng như ngày thứ nhất.
Ngày thứ 4: như ngày thứ 3.
Thấy chim khỏe, ngày thứ 5 em tắm tiếp.
Và ngày thứ 6 và hôm nay chim khỏe, phân đang trở lại giống ban đầu, căng lửa trở lại, lăng xăng, ít rỉa lông và ủ rủ.
Về vấn đề cây mần tưới: cây của em đang dùng tất cả đều giống cây mần tưới như hình web đang chỉ có một điểm là hoa màu tím, như loa kèn nhưng nhỏ hơn. Trong khi sách vở thì nói cây mần tưới thuộc họ cúc và hoa từng chùm nhỏ. Em đang vẫn đi tìm thực hư. Nếu thuận lợi và chính xác loại cây mần tưới, em sẽ gửi tới các anh đang bị tình trạng rận, mạt để các anh dùng. Cách tắm Dạ hương vẫn rất tốt. Thân.
 

noucamp98960

New member
Mình thấy ae chia sẻ về cách dùng cách trị rận mạt từ Mần Tưới là dễ dàng và an toàn nhất( chỉ tắm 3,4 lần là rận mạt đi hết), mình cũng đã tìm dc 1 loại cây mà người ta gọi là mần tưới nhưng ko bít có phải ko( mình chặt từng nhánh nhỏ dâm vào đất nên ko chụp hình dc, khi nào lên lá mình sẽ gửi hình và xin ý kiến), mình ở Bà rịa- vũng tàu, ae nào ở gần có Mần Tưới cho mình xin nhé
 

longchaomao

New member
Mọi người cẩn thận. Trong miền Nam có một loại cây nếu nhin trong tài liệu+ mô tả cơ bản của cây thì cây Thanh Táo rất giống với cây Mần Tưới. Chỉ khác là hoa Mần tưới có dạng bông nhỏ giống như bông cúc vì chung họ hàng. Còn hoa Thanh Táo thì nhỏ như hoa loa kèn và bông màu tím. Em đã bị nhầm =)). Thân.
 
Top