tuanvyp
Tôi ♥ Chào mào
Nói về chào mào Bổi thì tùy theo phong cách chơi và cách gọi của từng vùng mà có cách gọi khác nhau. Vd: khu vực phía bắc thì gọi chim má đỏ là chào mào Mộc, khu vực Miền Trung, Miền Nam thì gọi chim má đỏ là chào mào Bổi. Nếu nói nôm na thì chào mào Bổi là cách gọi chung chung dành cho chim má đỏ, còn gọi cụ thể thì có chim bổi tơ (bổi má lở), bổi đầu mùa, bổi và bổi già mùa. Tại sao lại có các tên gọi như vậy? I/ GIỚI THIỆU CÁC LỌAI CHÀO MÀO BỔI: + Bổi tơ hay bổi má lỡ: tức là chim chuyền, chim má trắng đã học được 1 ít giọng rừng, tuy nhiên giọng sổ chưa có lực, 1 số âm tiết chưa hoàn tòan chuẩn, giọng còn yếu và có thể chim sẽ học được thêm giọng mới. Chim còn học được 1 số phong cách chơi của chim bố ** (rướn cổ, lè lưỡi, múa cầu, ... ). Đây là chim bước vào mùa thay lông đầu tiên để phát triển thành chim trưởng thành, má của chim chuyển từ má trắng lên vài cọng má đỏ nhưng chưa thực sự hòan chỉnh má đỏ. + Bổi đầu mùa: tức là chim bổi tơ, bổi má lỡ đã chuyển hòan tòan sang thành chim má đỏ, chim đã học được tương đối khá hòan chỉnh về giọng rừng của bố m ẹ. Giọng vẫn còn yếu, nhưng sổ đầy đủ âm tiết, chim có thể học thêm giọng. Ngòai ra chim cũng học được khá đầy đủ phong cách chơi của chim bố m ẹ ngọai trừ giọng chẻ là chim có thể chưa được học và cần hòan thiện trong quá trình thuần dưỡng của con người và đi dợt Hội. + Bổi: đây là danh từ phổ biến nhất dành cho chim má đỏ, chim bổi tức là chim đã hòan tòan trưởng thành, đã có má đỏ đầy đủ, chim đủ khôn để có thể tự lập ngòai rừng, có thể được bố m ẹ cho sống tách riêng để tự kiếm ăn. Ngòai ra chim cũng có thể tự bắt cặp với chim mái để cho ra đời thế hệ sau. Chim ở giai đọan này giọng đã hòan chỉnh hòan toàn,chim khó học thêm giọng. Chim đã học được hết đầy đủ phong cách chơi của chim bố m ẹ và bầy đàn kể cả giọng chẻ. + Bổi già mùa: tức là chim bổi, sống ở ngòai rừng 1 thời gian dài, từ 2 năm trở lên, chim rất khôn, giọng đã hòan chỉnh hòan tòan, thậm chí chim còn có thể sáng chế thêm 1 số giọng lạ ngòai những giọng đã học từ nhỏ. Chuyện chim học thêm giọng gần như là không thể xảy ra, tuy nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt tùy theo bản chất của từng chú chim. Chim có phong cách chơi đặc sắc, giọng sổ nghe rất lực, biểu thị tòan bộ chất đanh, rát, quát, giọng 2, giọng 3, chẻ, .... II/ THUẦN CHÀO MÀO BỔI ĐẦU MÙA: Đối với chim bổi đầu mùa, như tôi nói ở trên, chim hòan tòan đã có giọng rừng, đã chuyển hòan tòan sang má đỏ, coi như chim đã trưởng thành. Việc người nuôi chọn chim bổi đầu mùa để thuần là 1 việc hòan tòan dễ dàng so với việc thuần chào mào tơ, má trắng hay bổi và bổi già rừng với các lợi thế sau đây: - Thứ 1: chim đã trưởng thành. đã có giọng rừng chuẩn. - Thứ 2: chim không cần phải cho học thêm giọng. - Thứ 3: chim đã ra hết tướng tá, hình dáng. Chim tơ, má trắng và má lỡ chưa ra hết được hình dáng. - Thứ 4: chim đã học khá hòan chỉnh về phong cách chơi của chim bố m ẹ. Chim tơ, má trắng, má lỡ chưa học hoặc học chưa hòan chỉnh. - Thứ 5: chim khá dễ thuần, ít tung lồng, khá dạn người, nhanh thuần, nhanh sổ do chim vừa mới thay xong bộ lông rừng để lên má đỏ, nhưng chim chưa khôn, ranh, chưa tiếp xúc nhiều, chinh chiến nhiều với bầy đàn. Các lọai chim bổi khác thì tương đối khá nhát và nhảy tung đầu là chuyện bình thường. Chim bổi già rừng còn kinh khủng hơn nữa. hic - Thứ 6: chim nhanh chơi, chỉ cần thuần cho chim đứng lồng và sổ đều là có thể đi dợt Hội và chim cũng nhanh lên. thời gian khỏang 1-3 tháng là chim hòan tòan đứng lồng và sổ. *** Cách thuần cũng khá đơn giản, khi mua chim về nhiều con đã khá dạn, không tung lồng, có con dạn đến mức đứng lồng, chim không sợ người. Thường thì chim ngòai tiệm do đã được lọc qua nhiều công đọan nên hầu hết đã biết ăn chuối, ăn cám. Người nuôi khi mua về chỉ cần cho chuối, cám, nước vào là chim ăn ầm ầm. Ít khi có trường hợp chim chỉ ăn chuối thì ta mới tập vào cám cho chim. Khi đã yên vị với lồng mới và đầy đủ thức ăn, người nuôi tùy theo chim mà nên trùm áo lồng cho chim, nếu chim khá dạn, không tung lồng mà chỉ nhảy qua nhảy lại thì không nên trùm áo lồng hoặc có trùm thì nên trùm 1 - 2 ngày đầu cho chim quen nhà. Trường hợp chim khá dạn, ít nhảy, không sợ người thì tuyệt đối không nên trùm áo lồng, nếu người nuôi sợ chim bổi hay nhảy hỏang làm hư bộ lông mà trùm áo lồng, vô tình làm cho chim ít được tiếp xúc nên sẽ trở nên nhát hơn lúc đầu. Cứ thế mà theo dõi từng ngày khi chim về nhà trong 7 ngày đầu, xem vết phân của chim, nếu thấy ăn uống và vết phân bình thường thì không có gì để lo. Thường những ngày đầu về nhà chim hay mệt mõi và rụt cổ, xù lông, ít chịu di chuyển. Giai đọan này cần theo dõi sát sao để có biện pháp khắc phục khi cần thiết. Trong vòng 7 ngày khi về nhà, khuyến cáo người nuôi là không nên cho chim tắm, bởi vì là chim bổi tơ đầu mùa nên chim yếu hơn chim bổi bình thường, khi tắm có thể do sức yếu trong quá trình vận chuyển chim có thể bị chói nước và sinh bệnh cũng như qui tiên. Những ngày đầu cũng không nên treo chim ngay hướng gió, nếu nhằm những ngày mưa bão thì nên treo chim trong nhà và phải khúât hướng gió. Sau 7 ngày chim đã tương đối lấy lại phong độ cũng như khỏe mạnh từ từ, khi đó chim sẽ trở nên linh họat, chịu chuyền cầu nhiều hơn. Chim ăn nhiều hơn, phân chim đã ổn định. Tốt nhất là 2 tuần kể từ khi chim về nhà, tùy theo thể trạng của chim mà người nuôi nên cho chim tắm nước. Trước khi tắm nước nên cho chim phơi nắng nhẹ. Khi cho tắm nên cho chim tắm nhanh, lồng tắm nên để tránh hướng gió. Sau khi tắm xong cho chim phơi nắng và nhanh chóng mang chim vào nhà, giai đọan này nếu chim yếu thể trạng thì sẽ dễ trúng gió và qui tiên. Sau 1 tháng, chim đã bắt nhịp bình thường, đã bắt đầu sổ đều. Nuôi chim bổi đầu mùa thì ta khỏe cái là chim đã có đầy đủ giọng rừng nên khi chim sổ ta sẽ đánh giá được chất giọng của chim. không cần phải cho chim học thêm giọng gì hết. Nhưng lưu ý, trong quá trình thuần dưỡng nếu ta nuôi chim gần với chim các vùng khác thì tùy theo bản chất từng con mà chim vẫn có thể học thêm giọng của chim khác ngoài giọng rừng là giọng chính của chim. Giọng tuy sổ đều nhưng còn yếu, khi chim thay xong bộ lông mùa đầu tiên thì chim sẽ hòan thiện giọng từ từ, lúc đó giọng sổ ra sẽ khác giọng sổ lúc ban đầu mới về, nghe nặng hơn, lực hơn và độ đanh rát cũng được thể hiện từ mùa thừ 2 trở đi. Khi chim nuôi được 3-6 tháng nếu đã chịu sổ đều thì có thể cho đi Hội dợt từ từ. Khi chim đã quen Hội và chịu chơi thì coi như ta đã thành công. Tóm lại việc thuần chim bổi đầu mùa thì không quá khó khăn, phức tạp và độ kiên nhẫn cao. Rất thích hợp dành cho những người mới bước vào nghề chơi chào mào. Nào xin mời AE cùng khám phá. Chúc AE thuần được những chú chim hay và như ý. < Hàng ST > |