hovaten
Moderator
PHƠI SƯƠNG CÁCH THỔI LỬA CHO CHÀO MÀO:
Theo kinh nghiệm của hovaten thì, sương buổi sớm mai tinh khiết giúp cho chào mào khỏe mạnh.
Việc được chủ nhân phơi sương mỗi sáng khi chú chim vừa ngủ dậy (có con dậy sớm, có con ngủ dậy trễ, nhưng dấu hiệu là nó hót trong áo lồng hoặc nhảy nhót sục xạo) giúp lông chim mềm hơn, mau ôm lông hơn, nhìn bên ngoài bằng mắt thường sẽ thấy bóng hơn.
Da thịt con chim săn chắc hơn. Tinh thần con chim cảm thấy sảng khoái hơn, mau lên lửa.
THỜI GIAN PHƠI SƯƠNG
hovaten thường lấy tiếng hót đầu tiên của con Quang Dũng làm chuẩn, tầm 5h30.
Khi nó cất tiếng gáy đầu tiên là thằng chủ của nó cũng bật dậy.
Mở áo lồng, mang ra phơi trên sào, giữa trời. Được "thả" ra giữa trời buổi sớm trong lúc trời còn đang tờ mờ, con chào mào sẽ vươn vai, đập cánh hót "điểm tâm" vài tiếng, nhảy nhót trong lồng, khi khí trời còn chưa tan.
Đến khi nắng ửng lên. (Mùa này thì khoảng 7h sáng) thấy trong không khí đã "ráo" hơn, không còn cái cảm giác mát mát , lành lạnh trên mu bàn tay nữa thì mang vô, cho ăn trái cây và mồi tươi.
Phương pháp này họ gọi là “phơi sương".
Đừng sợ chim bị lạnh. Vì ngoài thiên nhiên chúng cũng phơi sương như thế. Chẳng bệnh hoạn hay sổ mũi nhức đầu gì cả.
< Ảnh sưu tầm>
Theo kinh nghiệm của hovaten thì, sương buổi sớm mai tinh khiết giúp cho chào mào khỏe mạnh.
Việc được chủ nhân phơi sương mỗi sáng khi chú chim vừa ngủ dậy (có con dậy sớm, có con ngủ dậy trễ, nhưng dấu hiệu là nó hót trong áo lồng hoặc nhảy nhót sục xạo) giúp lông chim mềm hơn, mau ôm lông hơn, nhìn bên ngoài bằng mắt thường sẽ thấy bóng hơn.
Da thịt con chim săn chắc hơn. Tinh thần con chim cảm thấy sảng khoái hơn, mau lên lửa.
THỜI GIAN PHƠI SƯƠNG
hovaten thường lấy tiếng hót đầu tiên của con Quang Dũng làm chuẩn, tầm 5h30.
Khi nó cất tiếng gáy đầu tiên là thằng chủ của nó cũng bật dậy.
Mở áo lồng, mang ra phơi trên sào, giữa trời. Được "thả" ra giữa trời buổi sớm trong lúc trời còn đang tờ mờ, con chào mào sẽ vươn vai, đập cánh hót "điểm tâm" vài tiếng, nhảy nhót trong lồng, khi khí trời còn chưa tan.
Đến khi nắng ửng lên. (Mùa này thì khoảng 7h sáng) thấy trong không khí đã "ráo" hơn, không còn cái cảm giác mát mát , lành lạnh trên mu bàn tay nữa thì mang vô, cho ăn trái cây và mồi tươi.
Phương pháp này họ gọi là “phơi sương".
Đừng sợ chim bị lạnh. Vì ngoài thiên nhiên chúng cũng phơi sương như thế. Chẳng bệnh hoạn hay sổ mũi nhức đầu gì cả.
< Ảnh sưu tầm>


