Chim mồi bể chim rừng, trời! Cái này mới ác á.
Khi ra rừng ta chả biết sẽ đụng trận em nào. Đụng phải con con đầu đàn mà nó khôn đá ác liệc thì ôi thôi rồi. Một khi phát hiện thấy chim mồi ta không đấu với chim trời nữa mà có dấu hiệu chỉ nhảy qua về thì tùy, có tay cứ để đó hy sinh con mồi bắt được con đầu đàn. Có fan sẽ hạ xuống.
Và rồi chim mồi bể chim rừng thì khả năng khó mà chơi tốt được nữa. Có thể về nhà vẫn chơi tốt, nhưng đến chỗ lạ và gặp chim hung là bắt đầu lép vế. Mà điều này các fans mới chơi dễ bị gạt là thế, cứ tới nhà chủ mua vì thấy con chim đẹp chơi hay quá, bắt ngay về nhà kê mồi mình chả đấu
!!! Lúc đó sẽ không biết tại sao? Cái này cũng coi sao đã vì có thể nó không chơi chỗ lạ chứ chưa chắc bể, và rồi khi mua mồi từ nơi khác về mà kê đấu thấy chưa căng có thể khác khí hậu, không quen bột, đổi chỗ ở, nên cẩn thận chưa phải bể mà do lý do trên. Nên cần thời gian. (cho nên việc nói trên khi luyện bổi phải cần treo nhiều chỗ dợt luyện, và cho gặp sơ sơ với chim lạ là thế.
Cách khắt phục thì tôi cũng bó tay... bởi thua đến tung lồng cho chim đầu đàn rừng về thường là rồi.
Dấu hiệu chim bể ta có thể quan sát thấy qua sơ như nghe chim lạ nó nhảy khá nhiều trong lồng. Hót thì chỉ đi giọng ngắn, đứng cầu thì ngoái ngoái đầu, nhảy cà ngước cà ngước, như dấu hiệu lộn mèo mà không phải.
Khả năng chim bể mà hư luôn phần lớn lại là chim đã nhiều mùa, chứ chim mới một mùa khả năng chửa trị sung lại rất cao. Nhưng chim chơi bền hay, đã mắt tôi vẫn tin là các cụ 3 mùa đổi lên mới thấy cái hay của nó, bởi được sự chăm sóc, luyện dợt, đi bẫy của người chủ không ngừng.
Tại sao ta phải luyện tập dợt lại các con chim bể làm gì? Vì một là có thể con chim đó khá thân thiện kỷ niệm, yêu thích của ta. Hai là vừa là học hỏi nghiên cứu để chứng tỏ nghiên cứu của ta có khả thi hay không? Dù sao nuôi chim là và kỹ thuật là thế, tìm tòi mỗi cách để khắt phục mà lị.
Một con chim mồi đã quen thì sang lồng cầm lồng đi vào ban đêm cũng không tung lồng, bởi đã quen.
Khi không có điều kiện đi bẫy chim, thì cũng nên sang nó ra lồng bẫy dùng sào treo cây này cay nọ như ta đang đi bẫy để duy trì thói quen.
Luyện dợt mồi không phải cứ mang ra trường treo đấu đá là ổn. Thời gian luyện dợt cũng nên hạn chế, vì mang ra trường nhiều quá khiến nó quen đi và thành nhàm quen chim. Tuần dợt 1-2 là ổn, khi đấu đã rồi nên treo xa ra cho hót hơn là cứ treo gần, việc này khiến chim không ché nhiều là vậy . Bởi chim ché từ việc sung, nóng bực bổi lên vì lâu lâu gặp con chim lạ, đánh đủi đối phương.
Sưu tầm