anh thaphuongkhach viết rất dễ hiểu, đọc khúc nào hiểu khúc đó nhưng sau khi đọc xong nhắm mắt lại thì lại thấy mơ hồ quá anh ơi

, ko biết bắt đầu từ đâu, anh thaphuongkhach nên biên tập lại theo trình tự, lập topic khác và post theo trình tự (tránh đang "ép" kinh nghiệm những chim non và má trắng trong diễn đàn mà vừa "hót" đấu với mấy anh má đỏ trong đây làm cho "giọng" truyền lại bị đứt quãng thì phải, giọng chưa tròn), anh có thể làm móc thời gian cụ thể hơn ko ? ví dụ như khi mới về thì cho chim già "hăm dọa, chửi bới" em nó và "cải nhau,chửi bới" với chim già khác cho em nó học tập thì nên cho làm trong bao lâu(cho đến xong long hay 3-5 tuần?) và bao nhiêu lần/ tuần, 1 lần bao nhiêu phút là vừa.
cám ơn anh.
Chắc là nên vừa viết vừa thảo luận sẽ dễ chia sẻ kinh nghiệm với nhau hơn:
- Chim non mới bắt về cần tập tự mổ thức ăn (nhanh thì mất khoảng 2 ngày, chậm thì gấp đôi)
- Sau khi chim biết mổ thì phải tập chuyền, ngày thả vào ở với chim bổi tầm 2 tiếng, sau 1 tuần em nó lên xuống cầu ngon lành (nên chọn con chim thuần tốt, chứ con thuần hay bám nan thì hư con chim non như chơi).
- Trong 2 tháng đầu thỉnh thoảng cho "bị ché" khoảng chục lần, chờ lúc nào con chim thuần căng nhất thì kẹp con chim non vào hoặc thả chung lồng.
- Tháng thứ 3~4 là lúc chim chuẩn bị thay lông mùa đầu, thời gian này cực kỳ quan trọng. Dinh dưỡng cần có mồi tươi thường xuyên, tủ áo lồng và để sát chim thầy (mở áo lồng cả ngày). Sau khi xong lông thì mở hẵn cả 2 áo lồng và để sát nhau trong tầm 1 tháng (thời gian này chim bắt đầu hót tròn giọng). Kẹp thường xuyên như vậy là để nó thu nạp hết những tông/giọng cơ bản của chim thầy.
- Tháng thứ 5~6 bắt đầu cho giao lưu, nghe giọng chim khác để bổ sung sự đa dạng về âm điệu, chim bắt đầu ché khi thấy chim lạ, còn với chim thầy thì nó vẫn chỉ là đệ tử (2 con ở với nhau càng lâu, nhìn mặt nhau càng chán thì nó học giọng càng nhanh và sau này sẽ giảm tật bám nan khi gặp chim lạ).
- Tháng thứ 7~8 nên cho đấu thường xuyên với chim khác, khi chim tơ căng thì quay lại kẹp với chim thầy (lúc này nó đang sung nên cơ hội dám chơi lại chim thầy là rất cao), khi nó đấu lại với chim thầy nghĩa là em í đã có tí nghĩa khí.
Trong suốt thời gian từ lúc bắt về đến lúc nó biết đấu, thỉnh thoảng cho em nó ra giàn để nhìn ngắm (vì thực chất nó chưa có khái niệm chiến đấu) hoặc là khi kẹp chim trong nhà đấu đá thì cho nó tới phụ họa luôn, nhưng không được làm liên tục vì nếu chim nhà bạn có tật gì thì con chim non học theo rất nhanh.
Bạn quan sát clip này, con chim má trắng vừa xong lông hoàn thiện bên trái, đang tập đấu giọng với 2 con chim khác (chim thầy móc ở trên cao), dễ thấy con má trắng rất nhanh nhẹn và láu táu, nếu 2 con chim bên cạnh bu chụp hay có tật xấu gì ngay lập tức con má trắng sẽ làm theo và dẫn đến hỏng con chim:
Tạm thời mình không viết tiếp mà trao đổi những thắc mắc thế này chắc là tốt hơn.
Thân ái,
thaphuongkhach
P/s: Anh em có thể tham khảo thêm 1 sản phẩm khác mà sau khi ép giọng thành công mình khá hài lòng. Không hẳn là chim má trắng thì đấu tệ đâu, có trải nghiệm mới hiểu hết được.
TOPIC NÀY