Hình ảnh đón tết trên khắp các vùng miền tổ quốc

xấu.điên

New member
Đúng rồi nhà mình ở Đê La Thành,công nhận nếu muốn biết dân số thật của Hà Nội thì tết đi điều tra là chuẩn luôn
hà nội những ngày tết không tấp nập xô bồ nhưng không làm mất đi vẻ phồn hoa của thủ đô nghìn năm văn hiến bác nhỉ !!
 

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Đông qua , xuân đến, lòng người lại nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Hình ảnh ông đồ già trong chiếc áo the, khăn xếp, guốc mộc đã như một thực chứng hiển nhiên cho những mùa xuân cổ điển.

Phố Văn Miếu trong những ngày xuân trầm lắng và thanh tịnh với sắc vàng, sắc đỏ của đôi câu đối, những bản thư pháp treo trên bức tường rêu phong của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Không còn hình ảnh trong một ngày mưa bụi bay, ông đồ già lẻ bóng và ra về lặng lẽ giữa thời Hán học suy tàn trong thơ của Vũ Đình Liên, độ hai chục năm nay tục xin chữ cầu may đã trở lại mạnh mẽ với người dân Hà thành.
Người tham quan có thể “nhờ” các ông đồ viết ngay tại gian hàng để mang về nhà treo Tết hay làm quà tặng, với giá từ 10.000 đến và trăm nghìn đồng. Vật liệu để thảo lên những nét chữ uốn lượn, “rồng bay phượng múa” cũng rất đa dạng, từ giấy, vải nền làm tranh đến đá, sứ.









Xin chữ cũng tùy theo nguyện vọng của người đi xin chữ, trong năm mới người ta cầu mong điều gì nhất thì người ta xin, người cầu tài lộc thì xin chữ tài lộc, người cầu con cái thì xin chữ phúc, người cầu sức khỏe sống lâu thì xin chữ thọ… Nghe các bạn trẻ nói như thế, tôi cũng thấy vui mừng, vui vì cái “thú vui tao nhã” đó đã “nối tiếp truyền thống”, đó cũng là một nét văn hóa đẹp đang tồn tại trong đời sống sinh viên hiện nay, nó thể hiện ý thức biết gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
Đối với các “Ông đồ” thì được “xin chữ” đó chắc chắn là một niềm vui lớn vì ông đồ được thiên hạ tìm đến và ông có dịp trổ tài. Chữ của ông được mọi người trân trọng, thưởng thức.Theo ghi nhận của các ông đồ, cụ đồ, năm nay người dân không chỉ xin chữ Hán và Hán Nôm như các năm trước, mà nhu cầu xin chữ Quốc ngữ đã bắt đầu nhiều lên. Xin chữ đầu năm đang dần trở thành một thói quen không thể thiếu đối với người dân thủ đô, đặc biệt là tầng lớp trí thức và những người có đam mê với con chữ.









Người có tuổi, tìm đến phố ông đồ những ngày cận Tết để được thăm lại cái bóng đã vang một thời. Còn với người trẻ, đến thăm phố ông đồ ngày Tết, để hiểu thêm về tục Tết, để lắng lòng lại, nhìn lại mình sau một năm, và xin chữ cầu may trong một năm sắp tới.Hình ảnh ông đồ viết câu đối mỗi dịp xuân về mãi là hình ảnh đẹp trên đường phố cũng như trong trí nhớ của những người yêu “nét đẹp truyền thống” đó.

Nét đẹp đó có vai trò không thể thiếu trong cuộc đời nhộn nhịp, vội vã hôm nay khi những giá trị truyền thống ngày xưa đang được khôi phục dần sau một thời gian dài không thấy bóng dáng của những ông đồ già. Phố “Ông đồ” nay đã trở thành điểm dừng chân mới, thú vị cho những người đi thăm quan thành phố Hà Nội du xuân. Còn với người dân Hà thành thì “đi xin chữ ông đồ” vào những ngày giáp Tết đã là thông lệ mất rồi.

<font color="#000000"><span style="font-family: Arial">


Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thơ Vũ Đình Liên
 
Sửa lần cuối:

luongdd

Chào Mào Danh Dự
Và đầu xuân không thể không đến Quốc Tử Giám trường quốc học đầu tiên ở Việt Nam











 

aphu_phonui

New member
bác lương ở đê la thành ak?năm mới chúc bác và gia đình luôn luôn mạnh khỏe hành phúc thành đạt trong mọi lĩnh vực
 
Top