Cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực, Hạn Liên Thảo) Eclipta alba Hassk.Eclipta prostrata L., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Ở miền Bắc trước đây dùng nhiều để trị một số bệnh phổ biến như sốt cao, cảm, viêm họng, chảy máu cam...Dược tính của nhọ nồi được ví như một loại kháng sinh thiên nhiên, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Song ngày nay, khi ngành dược phát triển với nhiều loại thuốc đa dạng, nên tác dụng chữa bệnh của nhọ nồi cũng ít được quan tâm.
Hoa của cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực).
Không chỉ có tác dụng tốt với cơ thể con người, cây Nhọ Nồi còn là một phương thuốc thần diệu giúp chữa trị một số bệnh cơ bản ở vật nuôi như gà chọi, chim cảnh nói chung và chim Chào Mào nói riêng, trị tốt bệnh tiêu chảy và sổ mũi. Cây nhọ nồi mọc nhiều ở ven kênh rạch hoặc nơi ẩm thấp, nở hoa màu trắng như hoa cúc, lá dài, thân cây màu tím nhạt, nhựa cây màu đen như mật nên trong Nam gọi là cỏ mực. Đối với thể trạng trung bình của một con chim Chào Mào trưởng thành, ta sử dụng khoảng 10 đọt (ngọn) Nhọ Nồi, đem giã nhuyễn hoặc ép lấy nước, thêm vài thìa đường, cho chim uống liên tục trong 3 ngày sẽ khỏi bệnh.
Khi vò nát cây sẽ ra màu đen đậm như mực Tàu.
Trong tự nhiên ngoài con người, còn có rất nhiều loài động vật biết đến dược tính thần diệu của cây Nhọ Nồi, trâu bò thả rong khi nhai cỏ khó tiêu, đau bụng sẽ tự tìm cây Nhọ Nồi để ăn. Theo Đông Y cây Nhọ Nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng Cỏ Mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Một vị thuốc dân gian mang dược tính thần diệu.
Bài viết mang tính chất kham khảo.

Hoa của cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực).
Không chỉ có tác dụng tốt với cơ thể con người, cây Nhọ Nồi còn là một phương thuốc thần diệu giúp chữa trị một số bệnh cơ bản ở vật nuôi như gà chọi, chim cảnh nói chung và chim Chào Mào nói riêng, trị tốt bệnh tiêu chảy và sổ mũi. Cây nhọ nồi mọc nhiều ở ven kênh rạch hoặc nơi ẩm thấp, nở hoa màu trắng như hoa cúc, lá dài, thân cây màu tím nhạt, nhựa cây màu đen như mật nên trong Nam gọi là cỏ mực. Đối với thể trạng trung bình của một con chim Chào Mào trưởng thành, ta sử dụng khoảng 10 đọt (ngọn) Nhọ Nồi, đem giã nhuyễn hoặc ép lấy nước, thêm vài thìa đường, cho chim uống liên tục trong 3 ngày sẽ khỏi bệnh.

Khi vò nát cây sẽ ra màu đen đậm như mực Tàu.
Trong tự nhiên ngoài con người, còn có rất nhiều loài động vật biết đến dược tính thần diệu của cây Nhọ Nồi, trâu bò thả rong khi nhai cỏ khó tiêu, đau bụng sẽ tự tìm cây Nhọ Nồi để ăn. Theo Đông Y cây Nhọ Nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng Cỏ Mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Một vị thuốc dân gian mang dược tính thần diệu.
Bài viết mang tính chất kham khảo.
Sửa bởi Amin: