Bổi mới về tự dưng ngoái!!

SherlockTN

New member
Chào ae ORG!
Mình vừa tuyển được em bổi, chim bẫy đấu không tật lỗi bắt về từ lúc mới sập bẫy. Học hỏi kinh nghiệm ae ORG mình mua 1 cái lồng vuông kích thước 35*35*35, dán kín nóc và 3 mặt bằng nilông trong suốt, trùm kín bằng vải màu xanh dương mỏng, bỏ chim vào với hy vọng sẽ thuần được em nó mà không 1 tật lỗi gì. Chim về ngày đầu mình trùm áo 24/24 để nơi vắng người, không hề ép uổng gì nó!!! Nhưng hỡi ôi sang ngày thứ 2 quan sát chim (vẫn trùm áo lồng) thì thấy nó không bám vanh được thì lại bắt đầu đứng cầu ngước ngước nhìn lên, đôi lúc ngoái ngửa...Thất vọng tràn trề vì đây là con bổi thứ 2 của mình, con đầu tiên đã chia tay vì mới nuôi không có kinh nghiệm bị ngoái nặng!!!
Mình thắc mắc có khi nào chim ngoài tự nhiên đã bị ngoái sẵn hay không (vì đây là chim bẫy trong rừng chứ không phải chim sẫy), và bây giờ mình phải làm sao để cứu vãn tình trạng em nó đây????
 

nguyenphucva

New member
Theo mình nghĩ. Bạn bọc giấy kính 3 mặt cộng thêm trùm khăn lồng kín quá, khi bị hoảng vì mới về lồng thì nó cố tim đường thoát. Khi không có thể bám được chổ nào cả thì nó chỉ biết tìm quanh và ngữa ngay tại cầu, thậm chí tiện cầu như khuyên vậy. Theo mình bạn nên bọc giấy kính phần khoảng trên của lồng thôi và gắn thêm cầu phụ vào. Thân
 

truongvuongminh

New member
Do chim còn hoảng quá nên sinh tật nhưng vẫn có thể chưa được,mình đã từng thử với mấy em bổi nhà mình.
1 là bạn cho em nó vào lồng avary hoặc lồng tập thể lực vài tháng sau đó mới cho vào lồng nuôi bình thường
2 là bạn nuôi lồng tròn 64 hay 68 thiết kế 3 cầu bán nguyệt sole nhau,phía trên nóc bạn có thể dán băng kêu hoặc bìa cứng phòng khi em nó bu nóc rùi lộn lun,nếu có lồng vai vuông thì càng tốt,trên nóc luôn để áo lồng che hết phần nóc.Đây là ý kiến cũng như sưu tầm các bài viết khác nên mình kết hợp lại và thấy rất hiệu quả,nếu có gì không đúng mong các bác bỏ qua,vài lời chia sẽ.
Thân: TrươngVươngMinh
 

vô danh

New member
Bạn cho mình hỏi 1 câu nhé nếu đặt trường hợp bạn là con chim đang tự do ngoài môi trường tự do rồi bạn bị bắt nhốt vô 1 nơi nào đó bạn có ngó ngang ngó ngửa để tìm đường thoát thân hay không?con chim cũng vậy mặc dù là bẫy gì đi chăng nữa thì cũng là bị kiêp tù rồi thì làm sao mà ko tìm cách để ra ngoài với thiên nhiên có rất nhiều hot girl đang chờ đón" vì hot boy bị bắt hết rùi hic" Mình thì bổi mới về mình ko nhốt vô lồng nhỏ ngay mà mình nhốt vô lồng lực hay avary rồi mới từ từ cho vô lồng nhỏ hơn là bảo đảm e nó ko bị ngoái hay lộn.Vài lời cùng bạn vì phàm cái gi nhanh quá thì sẽ kô đc tốt cho lắm thân
 

midavina

New member
Ngoái

Bệnh ngoái là bệnh rất dễ mắc bạn à. Đối với chim bổi già rừng thì ít bị hơn. Nhưng nếu bạn thiết kế lồng không đúng cách thì cũng dễ bị.
Hôm cách đây mấy bửa ghé một tiệm chim thấy mà buồn cười vì ông chủ tiệm chim làm hỏng cả 10 con chim bẫy đấu, ông ấy bỏ 10 con vô 10 cái lồng vuông khá thấp, trên nóc có gắng miếng mê ca. Mình hỏi sao lại làm vậy. vợ ông ấy bảo là ép cho nhanh dạn. Hỏi chim này giá bao nhiêu thì nói là không bán vì chim bẫy đấu. Mình nói với họ là hỏng hết chim rồi.
Qua câu chuyện trên bạn thấy 10 con ngoái cả mười nguyên nhân rõ ràng là do thiết kế lồng sai cách, sai ở đây là lồng quá thấp. lại gắn mê ca trên nóc, còn bạn thì dán giấy bóng quanh lồng, những yếu tố đó khiến chim sợ và không có cách nào khác phải ngoái đầu xuống dưới dần dần thành tật.
Đối với chim tơ và non mùa thì dù thiết kế lồng đúng cách thì vẫn dễ bị ngoái vì do ta để cách ly nó quá, ít gặp người quá nên khi đột ngột tiếp xúc nó bị hoảng và dần dần sinh tật ngoái. Khi chim mới mua về bị yếu bạn không hề thấy nó ngoái. Nhưng một vài ngày sau mạnh lên là ngoái kinh khủng
Ngoài ra còn có loại hình dù già mùa, dù thiết kế lồng, cầu đậu đúng cách vẫn bị ngoái là do bản tính nó dễ bị, do nó quá sợ hãi.
Vì vậy theo kinh nghiệm nuôi mấy chục con bổi của mình và tham khảo ý kiến bạn bè thì thế này:
- Đối với chim tơ và chim non mùa, chim có tách đỏ bẫy lưới(thường non mùa) khi mới bắt về nên nuôi lồng to, hoặc avira đến khi tương đối quen người thì hãy nhốt lồng nhỏ hơn. Nếu nuôi lồng nhỏ thì khả năng ngoái rất là cao dù làm cách nào đi nữa.

- Đối với chim già mùa bẫy đấu thì khi mua về ta nên thiết kế lồng cao kiểu Huế gắn 1 cầu chính, 1 cầu phụ vuông góc và 1 cầu bán nguyệt. Theo mình không nên trùm áo lồng, càng trùm chim càng hoảng khi mở ra, chỉ cần treo cao tí hoặc để hơi khuất người. bịt lồng bằng lưới mùng. Đối với kiểu lồng thiết kế như vậy mình nuôi gần 15 con bẫy đấu già rừng mà chỉ duy nhất 1 con bị ngoái lộn, mình để trên phòng riêng ít tiếp xúc.
- Mình thấy bệnh ngoái sau thời gian rất ngắn thì thành tật rồi và hầu như bó tay khi từ ngoài chuyển qua lộn.
 

rytomje

New member
mình cũng nghĩ không nên chùm áo lồng khi chùm mở ra nó còn nhát hơn. Bác nào có ý kiến hay hơn xin chỉ giáo.
 

laithieu

New member
Khi bạn xài lồng bịt kín chừa lại phần mặt cửa.chim sẽ lao về phía coa1nh ság bám vanh lồg chhim thường có xu hướg bay lên nóc ngoái rồi lộn xuốg.mình bị mất 2e rất có tố chất vì ld này.học dc kn thả lồg tròn k trùm áo treo cao tí 2m.từ từ hạ thấp.chưa thấy em nào bị nữa.nghiên cứu kĩ dc các tiền bối lâu năm chỉ.trùm ấo lồg chim k nhận biết môi trường xung quanh nên lúc mở áo ra càng hoảnng hơn.cứ để tự nhiên.để ý bạn sẽ ths61y chim tung lồng khi bạn đi ra chim sẽ đứng cầu ngay.lâu ngày quen chim chỉ chao lồg thôi.thân.
 

coem_05

New member
Mình thì ko ép bằng lồng vuông. Mình cho lồng tròn ngay từ khi mới bắt về. Ép với phương châm 50/50. Nếu chim ko tật lỗi ở lồng tròn là ok nhất. Lồng nào với nó cũng ok hết. Chứ ko ngoái lộn lồng vuông sang lồng tròn vẫn có thể bị. Ông anh mình đã dính khi tuyển một chú A lưới. Hiện giờ mình cũng đang có một em bổi ép kiểu này.
 
Top