black_fish9402
Chim Râu Đỏ

Họ Chào mào (danh pháp khoa học: Pycnonotidae) là một họ chứa các loài chim biết hót, có kích thước trung bình, thuộc bộ Sẻ, sinh sống chủ yếu tại châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Họ này chứa khoảng 149 loài trong 28 chi. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là chào mào, bông lau, hoành hoạch và cành cạch, trong đó tên gọi cành cạch được dùng cho các loài chim trong chi Alophoixus, Hemixos, Hypsipetes, Iole và Ixos còn tên gọi chào mào là tên gọi dân dã cho 'chào mào ria đỏ' (Pycnonotus jocosus). Tên gọi này cũng áp dụng cho chi Spizixos và một vài loài khác trong chi Pycnonotus. Bông lau được sử dụng cho phần lớn các thành viên của chi Pycnonotus (ngoại trừ những loài nào gọi là chào mào). Tuy nhiên do không phải loài nào cũng có mặt tại Việt Nam nên trong bài gọi chung là chào mào khi có thể.
Riêng Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là các loài như: Hoạch Thơm, Họach Móc, Bông Lau Đít Đỏ, Bông Lau Đít Vàng, Bông Cúc, Chào Mào Núi, Chào Mào Đầu Đen... sống rãi rác ở các vùng rừng núi và nông thôn từ Bắc vào Nam. Ngày nay, bên cạnh nghề chơi Chào Mào (Pycnonotus jocosus) chính thống, một số nghệ nhân chim cảnh còn nuôi thêm các loài họ Pycnonotidae theo sở thích hoặc dùng như công cụ triệt phá lũ Hoạch Thơm, Móc hay quấy phá trong những chuyến đi bẫy chim Chào Mào (Pycnonotus jocosus), đặc biệt có người còn nuôi thành chim mồi* dùng bẫy chim tự nhiên để ăn thịt. Vậy nuôi loài nào, nuôi như thế nào là đúng, để phong trào đi đúng hướng, bảo tồn được chất giọng đặc trưng của Chào Mào (Pycnonotus jocosus), trong khi chất giọng các loài Pycnonotidae được giới chơi chim cho là tệ và nhàm chán.
Chào Mào Núi:


Hoạch Móc


Chào Mào Đầu Đen:


Bông Cúc:


Bông Lau Đít Đỏ


Bông Lau Đít Vàng:


Hoạch Ta.


Qua thời gian thực nghiệm cùng nhiều loài họ Pycnonotidae, các nghệ nhân chơi chim giọng** đã xác định được một loài có thể nuôi chung với Chào Mào (Pycnonotus jocosus) chính thống mà không bị lai giọng, lẹo giọng. Đó chính là loài Hoạch Thơm. Hoạch Thơm sở hữu chất giọng cao, gắt, đổ giọng liên lục luyến láy phức tạp, khiến Chào Mào dù có thông minh, nhanh nhạy cách mấy cũng không tài nào học được. Đây là loài duy nhất trong họ Chào Mào mà ta có thể nuôi chung với Chào Mào (Pycnonotus jocosus), ngoài Hoạch Thơm, tất cả đều có nguy cơ lọt giọng mất gốc. Hoạch Thơm là loài hung dữ nhất trong dòng họ Chào Mào, ứng dụng đặc điểm đó các nghệ nhân Thái Lan, đã lai tạo thành công những chú Chào Hoạch, thuần dần qua nhiều đời ghép chéo cùng Chào Mào (Pycnonotus jocosus) gốc. Kết quả đạt được là những chú Chào Mào (Pycnonotus jocosus) hung hăng, máu chiến, thân hình cao to, vạm vỡ, mang đặc tính hiếu chiến của Hoạch Thơm và giọng hót tuyệt vời của Chào Mào (Pycnonotus jocosus), mở ra nhiều hướng đi mới cho phong trào hiện nay. Dù nuôi các loài Pycnonotidae với mục đích gì, sở thích, sát bổi, sinh sản, ta cũng phải cân nhắc kĩ càng khi quyết định bởi không phải loài nào cũng thích hợp cho Chào Mào (Pycnonotus jocosus) như loài Hoạch Thơm.
Hoạch Thơm


* Chim tự nhiên được thuần hóa, dùng để dẫn dụ những con khác trong tự nhiên.
** Những người chơi chim Chào Mào (Pycnonotus jocosus) để thưởng thức giọng hót đặc trưng của các phân loài, trên những địa phương khác nhau.
Bài viết mang tính chất kham khảo.
Sửa lần cuối: