black_fish9402
Chim Râu Đỏ
Tản mạn về chuyện " Bẫy Chim Chào Mào"
Chim Chào Mào vốn là một loài chim hoang dã sống theo bầy đàn, vì vậy mà việc gọi đàn không xa lạ gì với chúng. Chính đặc tính tự nhiên này mà ngày nay con người đã huấn luyện, tuyển chọn những chú chim có giọng hót, nước dụ chim "Trời" hay để làm chim "Mồi". Như mọi người đã biết chơi Chào Mào ngoài cái thú ngày ngày đem đi dợt cội, và cái thú được chăm bẫm những chú chim cưng của mình, thì còn một thú vui khác mà ai cũng muốn được 1 lần trải nghiệm, đó là được đi "Bẫy chim".

Nhưng việc tìm được địa điểm còn chim và có chim là 1 vấn đề nan giải với những người lần đầu đi bẫy. Ngày trước người chơi chim chủ yếu bẫy bằng lụp ( 1 hoặc 2 mặt), sẽ không ảnh hưởng nhiều đến số lượng chim, nhưng để chạy theo lợi nhuận mà không ít người nhẫn tâm bẫy lưới, trong một lần có thể dính cả đàn Chào Mào chưa kể những loài khác.

Bài viết này không nhằm mục đích khuyến kích việc bẫy, bắt chim, bằng lưới các loại mà hủy hoại tự nhiên góp phần đẩy loài Chào Mào hoang dã dần đến bờ tuyệt chủng. Ngặc một nỗi đã chơi chim thì ai cũng muốn được đi bẫy chim một lần, để tận mắt chứng kiến những trận so găng nảy lửa, những nước đấu, những tràn giọng hay réo rắt của những chú chim trời.
Chào Mào là loại dễ sinh sản, chim con phát triển khá nhanh, khoảng 1 tháng tuổi từ ngày trứng nở là đã có thể ra ràng theo bố mẹ. Nếu chúng ta biết bẫy đúng mức thì việc đi bẫy chim cũng là một thú vui tao nhã chưa kể việc ép đẻ trong aviary cũng là một thú vui lành mạnh. Bẫy đôi ba con, còn lại xin chừa tự nhiên phụ hồi và những người có cùng đam mê, không nên ngày bẫy, tháng bẫy, năm bẫy, thì chẳng bao lâu loài chim Chào Mào sẽ chỉ còn trong những chiếc lồng son vô giác.

Bẫy Chào Mào là một thú vui "Hai Mặt" nếu biết gìn giữ, tự ý thức thì ai trong chúng ta cũng có thể ít nhất được một lần đi bẫy chim " Trời ", được hòa mình với thiên nhiên, thế thì còn gì bằng.

Nhằm góp thêm chút kinh nghiệm đánh bẫy cho anh em, nay tôi xin được ra một vấn đề về chuyện "Đi Bẫy Chim" để anh em cùng bàn luận. Đó là vấn đề xác định nơi có chim và bán kính để chim Trời có thể nghe giọng dụ của chim Mồi. Nhiều mem thấy nơi nào cây cối âm u thì treo lồng, "Chim kêu rã họng, người chờ mỏi chân" cũng không có một bóng chim trời, đành lặn lẻ mà "Ôm nỗi buốn về nhà".

Theo các cao thủ bẫy chim thì, chim Trời có thể nghe thấy giọng dụ của chim Mồi trong khoảng bán kính bao nhiêu mét ở những điều kiện khác nhau. Không ít mem treo chim trong vườn nhà cũng bẫy được chim, có chăng chim Trời nghe được giọng dụ từ 1 khoảng cách rất xa.

Nhiều khi treo bẫy dưới thấp mà chim trên Núi xuống cũng có, phần nhiều do may mắn hay khả năng nghe gọi xa của Chim Trời quá đỉnh. Hãy cùng nhau bàn bạc để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất, góp phần tích lũy thêm 1 số kinh nghiệm về nghệ thuất "Bẫy bắt chim Trời".



Bài viết mang tính chất kham khảo.
(Hình ảnh nguồn: "Tổng Hợp")
black_fish9402.
Sửa lần cuối: