phòng bệnh cho chào mào và chữa bệnh

forty seven

New member
Chim chào mào,thú chơi thật không biết bàn đến bao giờ mới hết.Từ việc nuôi nấng ,tuyển chọn,chuyển đổi chủ,chuyển đổi thức ăn,chuyển đổi vùng,chuyển đổi đẳng cấp của người chăm chim…ôi quá nhiều.
Hôm nay tôi chỉ có thể chia sẻ trước 11 vấn đề:
1-Chuyển đổi lồng chim,địa lý và cách chăm…
Chim từ chủ cũ đã chăm lâu,cho ăn theo chế độ thức ăn như thế,cho ngủ như thế,cho tắm như thế,tập lực như thế,cách dợt dãi như thế,nết ở nhà như thế,nuôi lồng như thế,lắp cầu như thế,thời tiết…nói chung là khi đổi chủ đều được dặn kĩ.
Nhưng khi về chủ mới thì:Cám thì đổi ngay theo cám đang dùng của chủ mới,cào cào nhiều quá hoặc ít quá,hoa quả tùy hứng để chua luôn không lấy ra vì bận bịu hoặc chiều đi nhậu quá say rồi tối về ngủ luôn,ngày không có nắng cho tắm,nhà chật không có lồng tập lực,dợt dãi không thuận tiện(lúc bận việc thì có lịch,lúc rỗi rãi thì đi dợt một mình k có chim va chạm)Buồn không có chỗ chơi lấy ra kè chim nhà rồi kích,suỵt…chim quen nết,từ thủa ban đầu nó chỉ biết ở trong lồng tròn lắp 3 cầu thẳng hoặc 3 cầu bán nguyệt,"beep""beep"ng cái đổi qua lồng vuông lắp cầu phụ.Thời tiết quanh năm nắng về gặp trời lúc thì Nồm,lúc thì oi,lúc thì ẩm,lại còn rét thấu da.Theo các bạn ngay cả con người vẫn không còn kịp thích nghi với môi trường mới như thế huống chi là chim.Những người có thâm niên thì họ biết phải làm gì,chấp nhận cho thời gian đầu chim làm quen.Có thể là 1 thời gian dài.họ không nóng vội,không sốt ruột,không bất mãn,không kêu ca vì họ biết con chim này bản chất là như thế nào chỉ cần thời gian thôi(tất nhiên con chim này phải có chữ tín)
Hiện nay nhất là thức ăn quá thuận tiện cho việc mua nó,từ cám ,trứng kiến,cào cào…Nên điều thứ nhất các bạn cảm nhĩ nhé.
2-Vận chuyển đường dài,chim đi thi:
Đa phần cứ cho vào lồng bỏ thức ăn là xong bất kể ngày đêm(đối với chim bổi và má trắng thì không vấn đề gì)Nhưng chim thuần và chim quí thì sao?Sau khi bị sự cố ae mới tâm sự nó bị rụng bao nhiêu lông,gãy cái móng…vì ban đêm nó tung lồng khi người qua lại đá phải,hoặc xe xóc…Đến nơi mở áo ra ôi đầu toe máu,lông đuôi cánh rụng tả tơi khi đi dự thi.Tất nhiên đây là sự thật vì quá nhiều ae tâm sự.
Vậy nên những con chim quí bạn nên gửi tàu là tốt nhất,áo lồng trùm kĩ càng,chắc chắn là phải có cái đèn pin gắn trên nóc lồng nếu thời gian vận chuyển rơi vào buổi tối.Nhờ nhân viên vận chuyển bật đèn khi tối và tắt khi trời sang(có thể đi trong 2 đêm)
3-Chim đi thi: Nếu ở xa thường hay đến trước 1 ngày,đa phần là ở khách sạn,chim sẽ phải đem theo vào phòng,bật điều hòa từ lúc đến rồi cả đêm…sang ra chim chẳng còn tí lửa nào(vì có quen ngủ điều hòa đâu, lạnh đột ngột)Rồi chủ chim còn đi giao lưu nhiều lúc quá nủa đêm về bật đèn lục đục…chim mất ngủ,mà giấc ngủ quá auan trọng với nó.Để tránh các bạn nên cho chim vào phòng nghỉ ngơi,mở cửa sổ bật quạt,rồi trùm áo để chim tự nhiên ngủ khi trời tối,chỉ nên bật đèn ngủ.Khi đi khuya về nhẹ nhàng đừng để chim thức giấc.
4-Chim đi thi cách tầm dưới 150km: Thường thường chọn giải pháp đi lúc 2,3 giờ sáng.Con chim đang ngủ dựng dậy cho lên xe oto phóng đi ,nó chẳng hiểu nổi việc gì,lồng chao qua nghiêng lại,tranh tối tranh sang thế là thôi rồi tung lồng rơi lông tét đầu…Thì chim thi sao nổi.Lúc đấy chủ chim còn thắc mắc sao hôm nay nó lạ vậy?
Để tránh các bạn nên chuẩn bị cái đèn pin trên nóc lồng từ ngày hôm trước.Khi đem đi bật đèn lên.Mọi việc sẽ dễ dàng các bạn nhé.
Chào tất cả các bạn:
5-Chim về nhà mới:
Thông thường ai chơi chào mào không bao giờ dừng lại ở 1,2…con.Tất nhiên con sau bao giờ cũng muốn tuyển con hay hơn trước,rồi biết con đấy hay nhưng người khác nuôi xuống chim nên mua rẻ về nuôi,rồi thì đi chơi gặp con hay hơn,rồi thì nhờ mua chim có giải….Tất nhiên đều là hang uy tín.Nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm nuôi chim(có bạn mới chơi chưa lâu nhưng nhà có điều kiện nên tuyển nhiều con) tất nhiên toàn chim đẳng cấp.Nhưng mỗi con có hoàn cảnh riêng:Vừa thay lông,vừa đổi qua 1 chủ mới,vừa chuyển 1 vùng mới,đang xuống lửa,đang shock thức ăn…muôn vàn lí do.Có anh nọ mới chơi chào mào nhưng kinh tế vững mạnh đi đâu mua đó,con trước con sau đập nhau tứ tung.Cuối cùng là hỏng cả đem đi thi toàn gửi xe.Rồi trách là tuyển cho con chim dở.Mình đã từng chứng kiến bạn mình gửi con chim vào SG.Đi xe cả đêm,sang ra người mua đem đi cội dợt luôn,đút vào khu vực chim mạnh,thế là alo chim dở quá hồi âm,mình chỉ biết bó tay với vụ này.Nói thêm để ae rõ vấn đề.
Khi con chim về nhà mới đã ai làm cái việc cho nó làm bá chủ xong rồi mới cho nhập đàn chưa?xin thưa là chưa mà có thì cũng chỉ phiên phiến tức là trùm áo con cũ...Nhưng tốt nhất nhà chật chỉ nên nuôi 3 con là cùng.Cách làm bá chủ:Chim mới về các bạn nên gửi tất cả chim cũ đi nhà khác để con chim mới nó thật sự quen với nơi mới.Thì nó không bị hạ lửa dẫn đến mau chơi.Tất nhiên điều kiện nuôi cũ của nó bạn nên duy trì.Còn nếu không nhà bạn phải thật nhiều chim.Có bạn lại đem ngay ra đấu với chim cũ(vì chim mới mua đẳng cấp và cao tiền mà)Rồi đem đi cội chơi ngay…các loại nóng vội…Lý giải luôn: không có con nào có thể chơi ngay 50% được chứ đừng nói nhiều hơn.Lạ lẫm đủ thứ,chưa hoàn hồn khi di chuyển xa…rồi biết lửa củi nó như thế nào?Một điều là chim có cội bạn nhé cho dù ở giàn chim nó là thỏ hoặc yếu lửa nhưng tại nhà nó ở hàng ngày thì thôi rồi nó chơi phải biết.Nghe tiếng chim mới về nó làm cho khiếp luôn,cả đàn chơi hội đồng thì con mới chỉ có mất hết lửa.Ngay như con người cũng vậy có đẳng cấp đến mấy,giang hồ đến mấy khi vào lãnh địa mới cũng phải biết nhìn trước ngó sau rồi một thời gian mới trỗi dậy.Chia sẻ việc này các bạn áp dụng vào nuôi chào mào nhé.Vấn đề này trả lời cho câu hỏi vì sao chim chuyển vùng tịt không chơi.
6-Chim đi thi trước 2 tuần:
Thông thường khi chọn chim đi thi bạn nên xem nó đầy đủ những tiêu chí như sau: Không còn sợi lông ống nào(vảy nến) việc này lí giải là vì sao con chim đang thi cứ rỉa lông mà ở nhà thì không,vì trước đấy ở nhà nó rụng,đến hôm thi nó mọc nên ngứa,căng lửa hơn thì không,nhưng yếu hơn thì sẽ rỉa.2 cánh xếp chéo lên phao câu,họng nó khô và vàng rực như màu nghệ(không còn màu hồng và ướt),2 ống chân đứng vươn lòi khớp gối khỏi lông đù(không đứng chùng),khi tắm chỉ rảy một tí là lông khô ngay,lông đít nó phồng ra nhìn thấy rỗ,ăn ít,phân khô nhỏ có tí điểm trắng,hót thật gắt>đấy là dấu hiệu chim đẵ căng lửa,nó liên quan đến vấn đề bỏ đấu trên giàn,nằm phơi nắng(vì thua lửa con khác thì biết làm gì ?).Bắt đầu giảm tập lực dần,tăng cào cào gấp đôi,phơi nắng giảm dần ,tắm đều đặn sau 12g trưa.Tuần thứ nhất 3 ngày 1 lần cho chơi giàn .Tuần thứ 2 chơi ngày thứ 4(nếu chủ nhật thi).Sáng và chiều cho ngủ và thức đúng giờ,yên tĩnh.Trước ngày thi 2 ngày cho tắm lần cuối rồi phơi nắng kĩ.Thú thật con chim bạn đạt những tiêu chuẩn trên sẽ không phụ long bạn khi nó thi thố đâu.
7- Nuôi chim thay lông: Đa phần khi chim thay lông không hót hét gì cả nên không được chú ý lắm,còn có tư tưởng không chơi chăm làm gì nhiều,còn có cách là để thật bẩn không dọn lồng trùm áo lại nữa chứ.Ăn uống thì miễn cho sống là được…Nhưng các bạn nghĩ mà xem:chim thay lông đã mất sức lại cho ăn kém hơn bình thường thì sức đâu mà có để làm cho bộ lông khỏe để rồi còn giữ lực và tích lực nữa.Nên thức ăn sẽ tăng dinh dưỡng lên gấp đôi nhất là mồi tươi và trứng kiến trái cây mát.Vệ sinh lồng sẽ hàng ngày,có thể nhặt lại vài sợi lông để lại .Điều này giúp chim luôn nhớ là đang thay lông.Vệ sinh lồng giúp chim có không khí trong lành(khi trùm áo)Nên đã có rất nhiều con viêm đường hô hấp(ho,hắt xì,chảy nước mũi..)mà đã có nhiều bạn thắc mắc vì sao?Thử hỏi hơi phân chim mà bốc lên trong môi trường tủ áo kín như thế thì???Tắm thì 2 ngày cho tắm 1 lần vào lúc nắng nhưng để chỗ thoáng không phơi nắng(tránh làm điếc lông)Với chế độ chăm như vậy chim khi thay lông sẽ không bị mất sức mà nhanh lấy lại lửa khi song lông.
8- Tập lực: Khi quan sát chim đã xong hẳn lông dấu hiệu khỏe mạnh bắt đầu cho tập lực.Nhiều người thấy tập lực cũng mua lồng về cho tập,Không biết con chim mình đã khỏe chưa mà tâp,tập vô giờ giấc,tập không đúng phương pháp.Ví dụ như con chim còn yếu đứng chùng gối,cánh đang còn xệ,vừa ốm dậy,sức khỏe chưa đạt,vừa mất lửa …lúc này cho vào sẽ phản tác dụng.Cũng như con người vậy đang còn ốm yếu bảo ra chạy nhảy nhỉ,rồi từ lâu chưa có tí thể thao nào bắt ra chạy nhảy vài tiếng,rồi ngày mai đang mỏi rã rời cơ lại bắt chạy nhảy ôi bỏ ăn luôn chứ đừng nói hót.Nên có nhiều câu hỏi vì sao con chim hôm nay nó tụt lửa…Các bạn nghĩ thêm nhé.
*Khi tập thì phải quan sát con chim đã khỏe chưa,xem trong khi tập nó ăn như nào,thời gian tập nên tăng dần theo với sức khỏe của nó.Hoặc ngược lại.Thông thường chim mới cho vào lồng lực nó bay từng đoạn hoặc chập chờn hoặc bám vanh chuyền đi…nhưng khi đã quen nó sẽ bay qua bay lại 2 cầu nhìn thích mắt.Khi thấy con chim chuyền giữa 2 cầu chỉ bằng 1 cái nhún và cánh vỗ nhẹ là ok rồi.Lúc này mình cảm nhận tiếng gió của nó khi gần gũi. Lúc nào bạn thấy những dấu hiệu có lửa mhuw mình đã chia sẻ trước thì không còn gì mà không đi thi nhỉ.Nhưng tất nhiên những con chim đều phải có tố chất nhé.Chứ không phải con nào tập lực xong cũng chơi tốt cả đâu.Chào mào sống theo bầy đàn nhưng cũng có phân cấp rõ ràng đấy.Chỉ trừ bổi già rừng tách đàn ,độc thung.
9-Tiêu chí chọn và chơi chim:
Như đã chia sẻ chào mào là loại sống bầy đàn có phân cấp rõ rệt(chỉ trừ già rừng,độc thung)Nên không thể con nào cũng như con nào được.Người chăm tốt cũng chỉ tăng thêm một phần nào đó mà thôi.Người chơi cũng đủ cả…nên tiêu chí và kinh tế khác nhau.Có người ra cửa hang chọn cho mình con bổi hay má trắng về nuôi,có người đi theo người bẫy chim rừng mua về nuôi,có người nhờ chọn con đã chơi,có người chọn con chơi hay…quá nhiều tiêu chí để nhu cầu.Cần con chim chơi tít mù ở nhà và cả ở cội(quá khó),cần con chim chơi café nhưng đòi hỏi phải bền(quá khó)cần con chim chơi phong cách nhưng để đi thi(quá khó)cần con chim chơi tòan diện nhưng giá vừa phải(quá khó).Cần con chơi cánh,ché và xổ bọng liên tục(quá khó)cần con mũ lân họng bò mà yêu cầu mỏ nhanh,phong cách(quá khó)rồi nào không ngoái,lộn…các tật khác mà trước đây nó không có.Có những con chim ở nhà nó chẳng chơi mấy nhưng khi ra cội nó mới thể hiện Thôi thì vô cùng,các bạn hãy xác định tiêu chí rõ ràng khi tuyển chim.
-Tự chọn cho mình 1 con nuôi lấy kinh nghiệm.
-Chọn con để giải trí ở nhà(không có thời gian dợt dãi)
-Chọn con chuyên chơi cội có độ bền để đi thi(đa phần chơi không đep)
-Chọn con chơi café giải trí khi có thời gian rảnh rỗi(tít mù tầm 1g là tối đa)
-Chọn con xổ giọng kép thật hay để thưởng thức(hót dài mất lực thua thiệt khi thi đường dài)
-Chọn 1 con hoàn hảo có tố chất cho mọi tiêu chí(khó nhất)…
Rồi cũng có con yêu quí nhất tặng bạn chơi…
Còn nhiều cách chọn nhưng không phải ai cũng có thời gian ,tiền bạc…để làm được những việc đấy.Chọn được con chim đấy.Nhiều khi bỏ ra rất nhiều tiền tuyển về nhưng khi về địa phương mới,chủ mới…không có gì nữa(rất nhiều) ở đây không phải là lí do con chim không hay.Mà là nó liên quan đến các chia sẻ về nuôi chim chào mào đấy.Cũng có nhiều người chỉ cần bắt con bổi ở tiệm về nuôi khi thuần nó đem vinh quang đến cho chủ.Đấy là cái duyên tìm đến gặp con có tố chất,đầu đàn.Có người tinh ý nhìn ra được khi con chim đang còn tiềm ẩn trong thiên nhiên,lúc này giá rẻ...Nên về thú chơi thì vô cùng,nó không theo một công thức nào cả .Khi bắt chim,chọn chim cho bất cứ mục đích gì thì họ cũng đã hết mình lựa chọn,cái vui nhất là được nhận tin vui.
10- Cách chăm sóc lồng tre không bị mốc mùa mưa bão:
Đa phần hiện nay các bạn luôn thích nuôi lồng tre để mộc mạc.Nó càng lên màu đẹp theo năm tháng khi mình vào dầu…Nhưng có việc quá bất tiện mà mọi người thường gặp phải .Nhất là phí Bắc nơi bị nhiều mưa bão,không khí ẩm ướt nhiều.Đấy là mốc.Nhìn cái lồng đen xanh,rêu mốc nổi lên khắp nơi của cái lồng.Dẫn đến có mùi khó chịu,con chim hít bụi mốc thì cũng quá độc hại dẫn đến viêm đường hô hấp,ho…ăn thức ăn nhiễm bụi mốc bị đường ruột.Kéo dài mấy tháng mưa thì cái lồng nhìn không còn đẹp nữa.Con chim nuôi trong lồng này cũng không khỏe.Chỉ còn cách lau chùi ,phơi ,rất vất vả mỗi khi trời hé nắng.Một mẹo nhỏ cho các bạn: Hiện nay hầu như nhà nào cũng có máy sấy tóc.Vào mùa mưa bão ẩm ướt các bạn vui lòng khi cho chim tắm,lấy cái lồng hơ qua máy sấy tóc 5 phút thôi.Cam đoan với bạn cái lồng luôn đẹp như ngày nào rêu mốc tự xa luôn.Một mẹo nhỏ chia sẻ.Không giữ làm của riêng.
11-Phòng và chữa chim bị trúng gió:
Đã từ lâu những trường hợp chim bị trúng gió rất nhiều.Nặng thì chết nhẹ thì cũng dặt deo tật nguyền.Mình cũng chia sẻ tư vấn cho nhiều ae rồi.Nhưng hôm nay viết lại một lần nữa để ae tham khảo.Các loại chim yếu nhất vẫn là Vành khuyên còn lại rất dễ bị gió khi có luồng gió độc.Cách tránh: Bạn lấy bạc có thể là đồng tiền bạc,mặt dây chuyền,nhẫn bố trí vào trong lồng.Cách 2 :Lấy sợi dây hạt đeo tay bằng gỗ trầm lấy vài hạt bố trí vào trong lồng.Hoặc gỗ trầm.Xem như để trang trí.Chắc chắn chú chim yêu của bạn không bao giờ bị chết oan uổng nhé.
Cách chữa khi bị gió:phát hiện chim bị yếu năm dưới đáy.Bạn nên cho chim tiếp đất,bôi ít dầu gió vào dưới 2 nách chim,bàn chân chim(một tí thôi nhé). Hoặc tháo khay lồng ra cho chim tiếp đất.Rồi cũng bôi dầu.
thân chào ( sưu tầm )
 

Đại Bàng

New member
dài quá mới đọc được 4 cái đầu.... mình xin góp ý thế này... 1 trong những nguyên nhân làm chào mào bị ngoái là treo dưới bóng đèn giờ chủ topic lại khuyên làm cái đèn bin trên nóc có phải là đang vẽ đường cho chào mào ngoái không nhỉ ??...
 

forty seven

New member
dài quá mới đọc được 4 cái đầu.... mình xin góp ý thế này... 1 trong những nguyên nhân làm chào mào bị ngoái là treo dưới bóng đèn giờ chủ topic lại khuyên làm cái đèn bin trên nóc có phải là đang vẽ đường cho chào mào ngoái không nhỉ ??...

cảm ơn bạn đả góp ý nhé .( treo đèn còn tùy bé bạn à hok phải bé nào treo gần đèn củng ngoái đâu ) ngoái là do chim quá nhát ,hoặc bị ép trong thời gian thuần

thân chào bạn
 
Top