Các dấu hiệu nhận biết chim căng lửa

  • Người khởi tạo Dacosta
  • Ngày bắt đầu
D

Dacosta

Guest
Theo kinh nghiệm và học hỏi của anh em mình có nhận xét về CM đang căng lửa như sau:
  • Họng chim: màu vàng đậm hơn bình thường, sâu trong cuốn họng ngã sang màu đen. Đặc điểm này anh em đi đánh chim đá ( chim bổi già ) dể thấy nhất.
  • Dáng chim: Đứng thẳng, sừng mào, trợn mắt nhìn đối thủ.
  • Lông chim : Lông đỏ dưới hậu môn nở, phồng to hơn bình thường. ( nếu chim đã xếp đuôi thì sẽ thấy rất rỏ)
  • Kè đấu: giăng cánh (bung cánh), chét và đỗ giọng liên tục, đứng ôm cầu hình như số 7, đòi chồm đá
    Ngoài ra đối với những chú chim mồi chuyên đi đánh chỉ cần nghe tiếng chim lạ hoặc chỉ cần chủ chim xịt (gây tiếng ồn) là nó đã chét và đỗ giọng liên tục.
  • Chim ăn ít hơn thường lệ. Chim đi phân ngoài giống như phân con thằng lằn.
  • Chim vào lữa sung nhất là chim lúc nào cũng sổ (đổ) liên tục, không bao giờ thấy em nó hót tiếng đơn hay tiếng đôi cả. Chứ còn chim ché hoài cũng chưa thật sự vào lữa vì lúc đó nó ức chim mà thôi.
Còn những chú chim khi kè đấu chỉ thè lưỡi, líu ríu trong miệng là chim đang yếu chưa có lửa (cái này khác với kiểu làm nước của chim mồi khi đi đánh).
 

Tiger

New member
Nói chung con chim phải xong lông mới có lửa hoặc chuẩn bị vào lửa nha.
 
D

Dacosta

Guest
Muốn con chim chơi với phong độ tốt nhất (hiện có)

Có nhiều bạn chơi Chào Mào ở nhà do không có điều kiện đi dợt thường xuyên. Vì vậy, bầy Chào mào khi ở nhà thì chơi hết nước, nhưng cho ra cội thì chẳng ra làm sao.

Vấn đề "Muốn con chim chơi với phong độ tốt nhất (hiện có)" là đối với chim đã thuần, đấu đá sành sõi rồi. Chim lỡ, đang trong giai đoạn đi dợt thì không bàn đến. Tôi xin góp vài ý kiến các bạn tham khảo thêm:
  1. Chim chỉ chịu chơi sung và ổn định khi trước đó, nó đã được cho đi dợt đều đặn
    • Con chim lúc này không còn bị chứng lạ chỗ, lạ cội, sợ tiếng ồn ... hiệu quả của buổi đấu chỉ còn phụ thuộc vào phong độ, sức khỏe của chim và điều kiện thời tiết lúc đó thôi.
    • Để chuẩn bị cho một con chim ra thi đấu thì phải mất ít nhất là 03 tháng đi dợt đều. Nếu không chịu dợt trước, gần đến ngày thi mới bắt đầu nhồi nhét là vô ích. Tất nhiên vẫn có những con chim không được đi dợt đều nhưng khi cho đi đấu vẫn chơi tốt - nhưng loại này hiếm lắm lắm và nếu có chịu chơi thì cũng không ổn định.
    • Lại có người mua chim vùng khác về cho đi thi vẫn lấy giải, vì sao?!! Vì khi chim về đến họ cho thi ngay, con chim đã sẵn nết chơi tốt, về vùng mới chim chưa kịp bị "ngã nước", chưa bị "mất nết" nên nó vẫn có thể đấu tốt và lấy giải bình thường.
  2. Loại bỏ những trở ngại có thể cản trở con chim đấu
    Lỗi của chim khi đấu thường gặp là:
    • Tắm cóng: do trước ngày đấu, chủ chim sợ chim mất lửa không cho tắm - đây là quan niệm sai lầm đối với chim đấu hót mà nhiều người đã lãnh hậu quả. Trước ngày đấu, vẫn cho chim tắm bình thường và dọn lồng sạch sẽ. Chim đang được tắm đều mà bị ngưng tắm đột ngột thì tất nhiên nó sẽ tắm cóng.
    • Rỉa lông: do chim không được tắm, ngứa ngáy quá thì nó phải rỉa lông, gãi cổ thôi. Chim có rận nó cũng rỉa lông. Hai lý do này phải được triệt từ trước ngày đấu nhiều ngày. Chim thường hay có cọng lông sâu, ăn rồi nó cứ rỉa cộng lông đó hoài. Nó hay nắn cho cọng lông đó chìa ra, rồi thi thoảng cứ ngoái cổ rỉa. Trước khi chim đấu khoảng 1 tuần ta phải để ý xem chim có lông sâu không, nếu có thì ta cho nó tắm ướt rồi túm nó ra nhổ quách đi cho nó.
    • Phơi nắng: chim thiếu nắng nên khi gặp nắng thì đầu tiên là nằm dang cánh phơi cho đã, rồi kến đến là đứng há mỏ thở - mặc cho ai đấu thì đấu, ai điên thì điên ... Điều này ta phải chuẩn bị từ trước, không cho chim thiếu nắng đi đấu.
    • Xuống bố lụm đồ ăn: do đói. Đói quá thì phải chén đã rồi mới chiến được chứ. Cũng do chủ chim không cho chim ăn đầy đủ trước khi ra đấu và lại còn để bố lồng không sạch.
    • Nghẹn chuối, cám: Cũng là do đói. Chim đấu sung nó quên ăn, đến khi đói quá làm đại miếng to vội vã để còn đấu tiếp thì bị nghẹn ... Khi chim ra đấu là chim đã được ăn đủ. Ta lựa cám hột vừa phải để chừng 1/4 cóng cám, cho chuối thì xắt lạt mỏng chứ không để nguyên miếng. Tốt nhất là cho nó một lát cam khi đấu - và nhớ phải bỏ hạt trước khi cho cam vào lồng. Ngày thường thì chim nghẹn một lúc tự khỏi, nhưng khi ra đấu chim rất dễ bị nghẹn do nó vội ăn. Đang đấu mà cứ ngắc ngứ thì còn ra nỗi gì ...
  3. Hỗ trợ cho chim để nó chơi hết nước
    • Chọc cho ức chim - điều này bạn thanhleduong đã bàn - rất cần thiết cho chim ra đấu - như thể huấn luyện viên hay bạt tai và chửi bới võ sĩ trước khi thượng đài vậy. Nhưng đi đấu chim thì ta không thể lôi nó ra mà bạt tai được. Có nhiều cách chọc cho chim ức trước khi sách chim đi: Cho nó thấy con chim mái sáp với một con trống mà nó ghét; Cho nó cắn vài mỏ với con khác; Trùm lồng nó lại, kê sát với lồng 2 con khác đấu hoặc cắn ...
    • Đem đi sớm: điều này cần thiết trong mọi trường hợp. Cho đến sớm để hé sơ áo lồng cho chim làm quen trước với trường đấu, kê gần gần (không lộ mặt) với chim khác cho chim phấn chấn, có thời gian để kiểm tra cám, nước, chuối, cam ... rồi chủ chim còn phải làm thủ tục đăng ký nữa chứ.
    Mình thì chỉ có thể làm được nhiu đó, vấn đề còn lại là phong độ, đẳng cấp của chim và điều lệ của giải đấu cộng thêm yếu tố may mắn (chim được treo vị trí thuận lợi, gần với con chim nó kết, có chim sợ mặt nó ngay từ đầu ...).
Theo bác Hoàng ĐL
 

Tiger

New member
Nói chung phải tùy vào tính nết của từng chú chim, có con chim chẳng bao giờ thấy nó căng lửa vì nết chim hiền quá không biết đấu đá cạnh tranh thì làm sao thấy nó căng lửa mặc dù chủ nuôi rất kỹ, cào cào và trái cây đầy đủ.

Thanks bác Dacosta.
 

VipClub

Vua Chào Mào
con chim cho dù nhìn tướng tá thế nào đi nửa . mọi tố chất phụ thuộc vào cái nết của con chim .ví dụ nuôi 1 chim trời muốn nó chét rất khó khăn nó chỉ chéc vào thời điểm có căng nhất định ko chéc bừa .nhưng nuôi 1 em má trắng lên thì nó lại chéc rất nhiệt tình . nhưng cái tố chất của 1 con chim mới quan trọng ...
 
Top