black_fish9402
Chim Râu Đỏ
Như quý nghệ nhân đã biết, trong giới chơi chim Chào Mào, ngoài các chú chim hoàn hảo, thanh sắc vẹn toàn, thì còn có không ít những chú chim tuy rất hay nhưng lại mắc một số tật lỗi như sứt móng, thiếu lông, mù mắt, què chân . Những chú chim này dù có độ bền giọng hót và nước đấu hay đến mấy thì khi đi thi cũng bị loại ngay từ vòng đầu, do tật lỗi, như thế liệu có quá bất công. Trên thế giới song hành cùng các cuộc thi đấu thể thao lớn như Olympic (dành cho các vận động viên bình thường), thì người ta còn tổ chức Olympic (cho người khuyết tật).
Vậy với chim tại sao không! Có tật có tài nhiều chú chim tật lỗi nhưng những nước đấu đẹp & độ gan lì của chúng đã trở thành huyền thoại bất khả chiến bại, mà người người vẫn thầm công nhận, chú chim què Thiết Mộc Chân là một ví dụ. Một thiên anh hùng ca cho sự bất diệt, và liệu rằng chúng ta có nên tổ chức các cuộc thi dành riêng cho chim tật lỗi không, bởi rất nhiều nghệ nhân có chim hay nhưng bị tật ở vài chỗ. Nhìn tổng thể vẫn có thể chấp nhận.
Tổ chức cuộc thi chào mào Khuyết Tật nhằm nâng cao tinh thần, kích lệ phong trào, khơi dậy niềm đam mê không chỉ một mà còn rất nhiều nghệ nhân.Do mất một trong bốn tiêu chí (thanh, sắc, bộ, bền) là sắc để đánh giá chú chim hay nhưng ta có thể chấm gắt hơn 3 tiêu chí bộ, bền, và nhất là thanh để đảm bảo sự công bằng cho các chú chim.
Ngoài ý nghĩa trên, ta cò thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cuộc thi, sự công bằng với cả loài vật, sẽ là sự sáng tỏa của lương tâm. Tôi tin chắc rằng nếu có những cuộc thi như thế sẽ có rất nhiều "Chú chim tàn mà không phế" tỏa sáng rực rỡ trên vũ đài nghệ thuật.
Bài viết mang tính chất kham khảo.
Vậy với chim tại sao không! Có tật có tài nhiều chú chim tật lỗi nhưng những nước đấu đẹp & độ gan lì của chúng đã trở thành huyền thoại bất khả chiến bại, mà người người vẫn thầm công nhận, chú chim què Thiết Mộc Chân là một ví dụ. Một thiên anh hùng ca cho sự bất diệt, và liệu rằng chúng ta có nên tổ chức các cuộc thi dành riêng cho chim tật lỗi không, bởi rất nhiều nghệ nhân có chim hay nhưng bị tật ở vài chỗ. Nhìn tổng thể vẫn có thể chấp nhận.




Tổ chức cuộc thi chào mào Khuyết Tật nhằm nâng cao tinh thần, kích lệ phong trào, khơi dậy niềm đam mê không chỉ một mà còn rất nhiều nghệ nhân.Do mất một trong bốn tiêu chí (thanh, sắc, bộ, bền) là sắc để đánh giá chú chim hay nhưng ta có thể chấm gắt hơn 3 tiêu chí bộ, bền, và nhất là thanh để đảm bảo sự công bằng cho các chú chim.

Ngoài ý nghĩa trên, ta cò thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cuộc thi, sự công bằng với cả loài vật, sẽ là sự sáng tỏa của lương tâm. Tôi tin chắc rằng nếu có những cuộc thi như thế sẽ có rất nhiều "Chú chim tàn mà không phế" tỏa sáng rực rỡ trên vũ đài nghệ thuật.
Bài viết mang tính chất kham khảo.
Sửa lần cuối: