duongnhatsun
New member
Chính trị - xã hội
Một thú chơi động vật hoang dã đáng phê phán
Ngày cập nhật 18/09/2013 02:22
(TTH) - Mấy năm trở lại đây, thú chơi chim miều, còn gọi là chào mào nở rộ. Nhiều người tìm về những vùng rừng núi xa xôi để mong bẫy được một con chào mào có dáng đẹp, hót hay. Bước chân của những người bẫy chim và sự gia tăng những lồng chim trong nhà, đồng nghĩa với sự vắng bóng dần những chú chim giữa thiên nhiên hoang dã. Vừa rồi, tôi có dịp đặt chân đến núi Rệ thuộc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy. Đó là một ngọn núi cao án ngữ phía tây bắc xã Dương Hòa. Cùng với núi Cáy ở xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, hai ngọn núi trở thành một cặp đôi nổi lên giữa không gian đồi núi mà một ai đã đứng trên cầu Tuần, hay đi giữa ngã ba Tuần đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Âu cũng vì vẻ đẹp ấy, khu vực xung quanh núi Cáy và núi Rệ có một giống chim chào mào, người dân Huế mình gọi là chim miều, nổi tiếng được mệnh danh riêng là chim miều núi Rệ. Giá trị đến nỗi, chỉ cần nghe miều núi Rệ, dù chỉ là chim mới bẫy về, cái giá đã vượt vài ba lần chim ở các vùng khác.
Đang luồn lách dưới vòm cây giang, giữa con đường đầy ẩm ướt, dưới chân núi Rệ, ông Lê Văn Vệ, người làng La Khê ở phía đông khu vực hai ngọn núi này, chợt tặc lưỡi bảo rằng: “Trước đây, chim miều ở đây nhiều lắm. Mùa ni vô đây là chim hót ran cả tai. Bữa ni người ta vô bẫy nhiều quá nên rất khó để nghe được tiếng chim miều”. Mãi bám chân ông, quá mệt nên tôi không để ý. Nghe ông nói, chợt dừng lại và cố lắng nghe, tôi chỉ nghe được tiếng ve rừng rít lên từng hồi và tiếng những loại côn trùng khác mà mình không biết hình hài. Từ đó, suốt hành trình từ chân núi lên lưng chừng núi mấy tiếng đồng hồ, tôi cố gắng lắng nghe một tiếng chim chào mào mà không thể. Thế rồi, Festival Nghề truyền thống 2013 lại diễn ra ngay sau đó, có một hoạt động khiến tôi nghĩ mãi. Đó chính là hội thi chim chào mào “ăn theo” Festival Nghề truyền thống. Nghe có hội thi chim miều ở festival, tôi chợt giật mình: Phải chăng những chú chim trong lồng được đem đến hội thi này và còn rất nhiều con chim ở các gia đình khác, những người chơi khác không xuất hiện ở hội thi có không ít là chim miều núi Rệ?
Thử nghĩ, từng là một vùng có chim miều hót hay dáng đẹp nổi tiếng bậc nhất, thế nhưng, vùng núi Rệ, núi Cáy có mấy cánh chim miều nào chao liệng nữa không, hót tự do giữa vùng bán sơn địa này không? Chính những người đi bẫy chim miều ở khu vực núi Rệ, núi Cáy đã góp phần làm suy giảm đến mức suy kiệt chim của vùng này. Là người thỉnh thoảng vào ra vùng trang trại ở phía đông hai ngọn núi này, tôi bắt gặp không ít người bẫy chim miều đi về hướng núi Rệ, núi Cáy. Không phải những người bẫy chim đó góp phần làm suy kiệt thì chẳng lẽ chim miều vùng núi Rệ bị bệnh mà chết hàng loạt?
Cách đây chừng hai, ba năm trước, giới chơi chim miều lại kháo nhau rằng chim miều A Lưới mới hay, mới đẹp. Thế là không ít tay săn chim lại đi lên vùng núi A Lưới để bẫy. Đến nay vẫn thế. Chắc cũng được nhiều lắm nên nhiều khi, xuôi ngược A Lưới – Huế, tôi lại thấy những người bẫy chim mang trên mình vài ba lồng chim và đeo quanh ngực cũng chừng dăm bảy con trong các cái túi nhỏ.
Có một cách bẫy chim miều phổ biến được sử dụng mang tính hốt trọn, đó là bẫy chụp lưới theo bầy. Kể ra thì dài dòng nên chỉ xin nêu kết quả, một lần bẫy là cả bầy cỡ chục con dính. Số chim được bẫy, phần thì bán phần thì để nuôi chơi. Một phong trào chơi chim miều ngày càng nở rộ.
Cuối cùng, những chú chim bị nhốt để mua vui cho những người không văn minh và đầy hoang dã ấy ít có cơ hội để sinh sôi giữa thiên nhiên, không có nhiều cơ hội để hót một tràng dài giữa tự nhiên cần phải sống. Nói không có nhiều cơ hội, bởi lẽ chúng chỉ có cơ hội khi bị sẩy mà thôi. Một thú vui mà khiến cho một loài chim hoang dã dần rơi vào suy giảm cá thể, dẫn đến suy kiệt và có thể tuyệt chủng trong nay mai thì thú vui ấy phải được nhìn nhận ở góc độ hoang dã và không văn minh. Người chơi có thể không ăn thịt chim miều nhưng đang góp phần làm cho chim miều đi đến con đường tuyệt chủng. Và những ai cổ súy cho thú chơi này càng đáng phê phán hơn.
Bài và ảnh: Đình Đính
Hôm nay mở trang báo điện tử của thừa thiên huế lên thấy bài này , đọc xong muh thấy bức xúc , không kiềm chế được nên nhờ anh em chém hộ .
GHÉT NHẤT CÁI CÂU NÀY :" Một thú chơi động vật hoang dã đáng phê phán "
Một thú chơi động vật hoang dã đáng phê phán
Ngày cập nhật 18/09/2013 02:22
(TTH) - Mấy năm trở lại đây, thú chơi chim miều, còn gọi là chào mào nở rộ. Nhiều người tìm về những vùng rừng núi xa xôi để mong bẫy được một con chào mào có dáng đẹp, hót hay. Bước chân của những người bẫy chim và sự gia tăng những lồng chim trong nhà, đồng nghĩa với sự vắng bóng dần những chú chim giữa thiên nhiên hoang dã. Vừa rồi, tôi có dịp đặt chân đến núi Rệ thuộc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy. Đó là một ngọn núi cao án ngữ phía tây bắc xã Dương Hòa. Cùng với núi Cáy ở xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, hai ngọn núi trở thành một cặp đôi nổi lên giữa không gian đồi núi mà một ai đã đứng trên cầu Tuần, hay đi giữa ngã ba Tuần đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Âu cũng vì vẻ đẹp ấy, khu vực xung quanh núi Cáy và núi Rệ có một giống chim chào mào, người dân Huế mình gọi là chim miều, nổi tiếng được mệnh danh riêng là chim miều núi Rệ. Giá trị đến nỗi, chỉ cần nghe miều núi Rệ, dù chỉ là chim mới bẫy về, cái giá đã vượt vài ba lần chim ở các vùng khác.
![]() |
Thú chơi chim miều khiến loài này có khả năng suy giảm |
Thử nghĩ, từng là một vùng có chim miều hót hay dáng đẹp nổi tiếng bậc nhất, thế nhưng, vùng núi Rệ, núi Cáy có mấy cánh chim miều nào chao liệng nữa không, hót tự do giữa vùng bán sơn địa này không? Chính những người đi bẫy chim miều ở khu vực núi Rệ, núi Cáy đã góp phần làm suy giảm đến mức suy kiệt chim của vùng này. Là người thỉnh thoảng vào ra vùng trang trại ở phía đông hai ngọn núi này, tôi bắt gặp không ít người bẫy chim miều đi về hướng núi Rệ, núi Cáy. Không phải những người bẫy chim đó góp phần làm suy kiệt thì chẳng lẽ chim miều vùng núi Rệ bị bệnh mà chết hàng loạt?
Cách đây chừng hai, ba năm trước, giới chơi chim miều lại kháo nhau rằng chim miều A Lưới mới hay, mới đẹp. Thế là không ít tay săn chim lại đi lên vùng núi A Lưới để bẫy. Đến nay vẫn thế. Chắc cũng được nhiều lắm nên nhiều khi, xuôi ngược A Lưới – Huế, tôi lại thấy những người bẫy chim mang trên mình vài ba lồng chim và đeo quanh ngực cũng chừng dăm bảy con trong các cái túi nhỏ.
Có một cách bẫy chim miều phổ biến được sử dụng mang tính hốt trọn, đó là bẫy chụp lưới theo bầy. Kể ra thì dài dòng nên chỉ xin nêu kết quả, một lần bẫy là cả bầy cỡ chục con dính. Số chim được bẫy, phần thì bán phần thì để nuôi chơi. Một phong trào chơi chim miều ngày càng nở rộ.
Cuối cùng, những chú chim bị nhốt để mua vui cho những người không văn minh và đầy hoang dã ấy ít có cơ hội để sinh sôi giữa thiên nhiên, không có nhiều cơ hội để hót một tràng dài giữa tự nhiên cần phải sống. Nói không có nhiều cơ hội, bởi lẽ chúng chỉ có cơ hội khi bị sẩy mà thôi. Một thú vui mà khiến cho một loài chim hoang dã dần rơi vào suy giảm cá thể, dẫn đến suy kiệt và có thể tuyệt chủng trong nay mai thì thú vui ấy phải được nhìn nhận ở góc độ hoang dã và không văn minh. Người chơi có thể không ăn thịt chim miều nhưng đang góp phần làm cho chim miều đi đến con đường tuyệt chủng. Và những ai cổ súy cho thú chơi này càng đáng phê phán hơn.
Bài và ảnh: Đình Đính